14.2.09

Tại sao RPG thống trị


Hỏa tiễn vác vai rất phổ biến trên chiến trường, vì chúng rẻ và rất hiệu quả. Trong đó, RPG của Nga, hay thường được gọi là B-40, là rẻ nhất và do đó thông dụng nhất, chiếm tới 55% tổng số hỏa tiễn vác vai.

Được giới thiệu tại Nga lần đầu 1961, phiên bản mới nhất, RPG 7, nặng 8kg, với hỏa tiễn nặng khoảng 2.5kg. Chúng có thể xuyên phá tới nửa mét thép. Nhưng phần lớn tăng hiện đại không sử dụng thép thông thường nữa. Do đó, xe tăng M-1 và xe thiết giáp M-2 hầu như không thể bị hạ bởi RPG 7, tại Iraq, việc hầu như toàn bộ xe thiết giáp trong 1 đơn vị bị trúng ít nhất 1 quả RPG là rất phổ biến.

Tuy vậy, mối nguy lớn nhất là từ những mảnh đạn văng ra từ vụ nổ. Một đầu đạn RPG chống tăng có thể tạo ra mảnh văng xa tới 5m. Chúng ít khi gây chết người, nhưng đủ để khiến cho người lính bộ binh gần đó bị loại khỏi vòng chiến. Nếu dùng loại đầu đạn chống bộ binh, tầm sát thương có thể tới 10m.

Một ống phóng RPG tốn khoảng 100-500 dollar. Đạn khoảng từ 50-100 dollar. Không cần nhiều kinh nghiệm, một người có thể bắn trúng một mục tiêu cố định có kích thước tương đương xe cơ giới cách 100m. Khi đã thành thục, người lính có thể bắn trúng mục tiêu cố định ở 500m và mục tiêu di động ở 300m.
Các lực lượng quân sự không chính quy còn sử dụng RPG như một loại pháo binh.

RPG-29 là bước phát triển mới nhất, được giới thiệu ngay sau khi LX sụp đổ. Lớn và đắt hơn phiên bản cũ, RPG-29 có tấm bắn hiệu quả 500m, và có thể xuyên qua 1.5m bê tông cốt thép.

Đối với các nước phương Tây, loại vũ khí tương ứng là LAW và AT4. LAW là loại tên lửa vác vai sử dụng một lần, ống phóng có sẵn tên lửa bên trong và chỉ dùng cho một lần bắn. Nặng khoảng 3.5kg, giá 2,000 dollar, LAW là sự thay thế cho bazooka nổi tiếng thời thế chiến. Đến những năm 70, LAW không còn khả năng tiêu diệt các loại tăng thời đó nên được thay thế bằng AT4. Nó nặng hơn, khoảng 7kg, và dài hơ, giá 2,700 dollar.

Tuy vậy, vì bộ binh Mỹ hiếm khi phải đối phó với xe tăng đối phương, phần lớn đã bị không quân và thiết giáp tiêu diệt trước đó, nên họ thích dùng LAW hơn, vốn nhỏ và gọn nhẹ hơn nhiều. Và thường họ dùng tên lửa vác vai để phá hủy các boongke, công trình nơi đối phương đang ẩn nấp nhiều hơn là thiết giáp. Ngoài ra, quân đội Mỹ vừa trang bị thêm SMAW, từ Israel. Nó có giá tới 14,000 dollar.

Khi tính chung cả 2 yếu tố tính hiệu quả so với giá thành thì RPG vẫn là sự lựa chọn tốt nhất.

13.2.09

San Antonio truy đuổi hải tặc


Tàu đổ bộ San Antonio vừa tới vùng biển gần Somali và đóng vai trò kỳ hạm của hải đội đặc nhiệm 151 chống hải tặc.

San Antonio có lượng choán nước 24,900 tấn, dài 230m. Thủy thủ đoàn 360 người, cùng khoảng 720 lính thủy đánh bộ và trang thiết bị kèm theo. Có khoảng 3,000 mét vuông để chứa phương tiện. 24 giường bệnh, 2 phòng phẫu thuật.

Vũ khí gồm 2 súng 30mm. 2 giàn tên lửa RAM chống tên lửa diệt hạm. Nó có thể chứa 2 tàu đổ bộ đệm hơi LCAC hoặc 14 xe lội nước. San Antonio có thể tiếp nhận bất cứ loại trực thăng nào, và cả máy bay chong chóng xoay V-22 mới. Ngoài ra còn có UAV hoặc USV (tàu không người điều khiển).

San Antonio có hệ thống chỉ huy và thông tin liên lạc cực kỳ tân tiến.

Tiểu JDAM


Hãng General Dynamics vừa thử nghiệm thành công bộ điều khiển và định vị vệ tinh RCFC có thể gắn vào đạn cối 81mm thả từ máy bay. Độ chính xác là từ 5-10m. Một quả đạn cối 81mm nặng khoảng 4kg, với khoảng 2kg thuốc nổ. Bán kính sát thương là 20m.

Thủy quân lục chiến hoàng gia làm mẫu


Biệt kích thủy quân lục chiến Anh (tất cả thủy quân lục chiến hoàng gia Anh đều là biệt kích) gần đây vừa thực hiện một chiến dịch 18 ngày tiễu trừ Taliban ở nam Afghanistan. Chiến dịch bao gồm 1500 lính hoàng gia, vài trăm lính Đan Mạch và Afghanistan, và đóng vai trò như một hình mẫu cho những chiến dịch sắp tới khi nhiều đơn vị mới của Mỹ tham gia chiến trường Afghanistan.

Quân Anh tiêu diệt hơn một trăm quân Taliban và mất 5 người. Đặc biệt họ còn tiêu diệt thủ lĩnh Taliban trong khu vực và tịch thu 3 triệu dollar thuốc phiện, loại bỏ một xưởng chế tạo bom. Truy điểm Taliban trong nhiều ngày liền, quân Anh đã làm tan rã tổ chức tại địa phương, hệ thống chỉ huy và mạng lưới hậu cần.

Người Anh đã nói rõ rằng họ có khả năng truy đuổi và tiêu diệt quân Taliban ở bất cứ đâu cho dù phải chịu tổn thất. Chiến dịch vừa rồi là phiên bản thu nhỏ của những gì sẽ diễn ra khi người Mỹ tăng thêm 30,000 quân và thực hiện một chiến lược gần giống như cách họ đã bình định thành công Iraq.

Không lực Mỹ sẵn sàng cho vũ khí điện từ


Mặc dù không tiết lộ nhiều về các dự án vũ khí điện từ của mình, không lực Mỹ đang tổ chức đấu thầu chế tạo CHAMP (Dự án vũ khí vi sóng năng lượng cao chế áp điện tử). Cụ thể, họ muốn một loại tên lửa có thể phóng ra nhiều chùm vi sóng năng lượng cao cùng lúc tấn công nhiều mục tiêu. Chùm sóng này sẽ phá hủy các thiết bị điện tử trong tầm tác xạ của mình.

Trong lúc đó, một cách lặng lẽ, không lực Mỹ đang trang bị các chiến đấu cơ của mình với vũ khí chùm tia. Chúng cũng sử dụng vi sóng năng lượng cao, được tạo ra từ radar AESA. Công nghệ radar AESA đã có mặt thời gian qua, nổi tiếng với khả năng theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc. Nhưng nó còn có khả năng tập trung năng lượng vào một luồng tia radar, mạnh đến mức có khả năng làm hư hỏng các thiết bị điện tử ở khoảng cách xa.

Tất nhiên người ta không công bố con số chính xác liên quan đến các radar AESA trên các chiến đấu cơ hiện tại. Không lực Mỹ chỉ nói rằng AESA sẽ được trang bị trên máy bay tác chiến điện tử E-10 có thể làm hỏng thiết bị định hướng trên tên lửa hành trình cách đó 180 km.

Nga rũ bỏ vẻ ngoài già cỗi


Nga tuyên bố sẽ chi khoảng 50 tỷ dollar một năm trong vòng 3 năm tới để mua vũ khí mới cho lục quân. Nga dự tính tăng sản lượng quốc phòng lên 30% trong 2 năm tới, và gấp đôi vào 2015. Phần lớn là để thay thế số vũ khí cũ đã 30 năm tuổi từ thời chiến tranh lạnh. Hiện Nga mỗi năm sản xuất khoảng vài trăm xe bọc thép, khoảng 100 máy bay chiến đấu, phần lớn cho xuất khẩu, bằng khoảng 1/5 thời chiến tranh lạnh.

Trong 3 năm tới, Nga dự tính trang bị thêm 300 xe tăng, 14 tàu chiến, chủ yếu là loại nhỏ để bảo vệ bờ biển, 40 máy bay chiến đấu, 60 trực thăng và 2000 xe tải. Tuy vậy, phần lớn ngân sách vẫn sẽ dùng cho vũ khí hạt nhân.

Cuộc chiến với Gruzia tháng 8 năm ngoái cho thấy quân đội Nga vẫn có rất ít vũ khí mới. Cần khoảng một thập niên chi mạnh tay mới có thể loại bỏ được sự lạc hậu đó.

Tuy vậy, kế hoạch tham vọng này đang bị ảnh hưởng mạnh bởi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, cùng lúc đó là sự tụt giảm không phanh của giá dầu thô, chiếm tới 80% xuất khẩu và 20% GDP của Nga, cùng một loạt nguyên liệu thô khác đã khiến kinh tế Nga chao đảo. Dự kiến ngân sách quốc phòng năm nay sẽ bị cắt giảm 15%.

Aegis ở khắp nơi


Hải quân Mỹ vừa hoàn thành việc trang bị 18 chiến hạm với hệ thống phòng không Aegis. Một trong những lí do khiến Hải quân Mỹ hủy chương trình chế tạo khu trục hạm mới DDG-1000 vì chúng được thiết kế để hỗ trợ các chiến dịch đổ bộ và radar khó có thể được nâng cấp để sử dụng với tên lửa SM-3 trong hệ thống Agis. DDG-1000 cũng tốn gấp 2-3 lần một khu trục hạm trang bị Aegis. Với việc phòng thủ chống tên lửa được đặt ở mức ưu tiên cao hơn thì tiền tiết kiệm từ việc hủy chương trình DDG-1000 sẽ được sử dụng để đóng thêm nhiều tàu trang bị Aegis và nâng cấp những thế hệ cũ.

Do đó, sắp tới sẽ có thêm 3 chiếc nữa được trang bị Aegis, với giá khoảng 12 triệu dollar một chiếc. Aegis có tỷ lệ thành công khoảng 80% trong các cuộc thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo. Ngoài ra, năm ngoái, nó đã tiêu diệt thành công 1 vệ tinh quân sự đang rơi trở về trái đất ở độ cao hơn 160km và khoảng cách 500km với vận tốc tương đối gần Mach 30 với chỉ một lần bắn.

Aegis sử dụng hai thế hệ tên lửa khác nhau. RIM-161A, hay SM-3, và SM-2. SM-3 thực tế dựa trên một phiên bản của SM-2 chuyên dùng để chống tên lửa là SM-2 Block IV. SM-2 Block IV có tầm hoạt động thấp hơn SM-3, nhưng nó có thể được dùng để chống cả máy bay và tên lửa trong khi SM-3 chỉ chuyên dùng chống tên lửa.

SM-3 có 4 tầng. 2 tầng đầu đưa tên lửa vượt khỏi tầng khí quyển. Tầng thứ 3 khai hỏa 2 lần để đẩy tên lửa xa hơn vào không gian. Trước mỗi lần, hệ thống GPS sẽ định vị lại tên lửa để đúng vào đường đi của mục tiêu. Tầng thứ 4 là một đầu đạn động năng dùng cảm biến hồng ngoại để đâm vào mục tiêu.