10.9.09
8.9.09
Chiếc xe tải màu xanh
…trong ảnh nhìn không có gì đặc biệt, nhưng lại là loại xe tải đặc biệt của bộ năng lượng Mỹ chuyên dùng để chở vũ khí và vật liệu hạt nhân. Nó được thiết kế để bảo vệ an toàn số hàng bên trong khi xảy ra tai nạn hoặc hỏa hoạn. Ngoài ra khoang lái cũng được trang bị thích hợp cho các nhân viên bảo vệ theo xe, khi di chuyển sẽ có 1 số xe bảo vệ khác đi kèm.
Kalakov thay cho Kalashnikov
Gần đây, phóng viên tờ Guardian có 1 bài phỏng vấn với 1 tay lái súng ở Afghanistan. Từng chỉ là 1 chủ hiệu bình thường, Hekmat đã gầy dựng 1 gia tài nhờ việc buôn vũ khí từ các nước Trung Á cung cấp cho Taliban. Hekmat cho biết gần đây loại 'hàng' nóng nhất không còn là Ak-47 quen thuộc nữa mà là Ak-74 Kalakov vì khả năng xuyên giáp tốt hơn. Tuy vậy, giá nó cũng cao hơn, 1 khẩu Ak-74 ở Tajikistan có giá 700 dollar có thể lên tới 1250 khi bán lại ở Afghanistan.
Điểm khác biệt lớn nhất là việc Ak-74 sử dụng đạn 5.45mm thay vì 7.62mm của Ak-47. Liên xô phát triển loại đạn này chuyên để chống lại bộ binh Nato, những người luôn mặc giáp bảo vệ. Nó không những có sức xuyên tốt hơn so với loại 7.62mm truyền thống mà độ chính xác cũng tăng lên, vì loại 5.45mm, cũng như loại 5.56mm, thuộc loại đạn cỡ nhỏ với sơ tốc cao hơn so với 7.62, nhờ đó mà đường đạn phẳng hơn, tầm bắn tăng. Ngoài ra vì khối lượng đạn nhỏ, nên sức giật cũng giảm theo.
Những loại đạn cỡ nhỏ như 5.45 hay 5.56 khi đi vào cơ thề người sẽ rất mất ổn định, đi chệch so với hướng ban đầu và do đó tạo ra 1 vết thương rất lớn. Trong LX tham chiến ở Afghanistan (1980-1988), những chiến binh Afghanistan gọi 5.45 là đạn chứa thuốc độc vì sức tàn phá quá lớn so với kích thước nhỏ của chúng.
5.45 có 1 lõi thép mềm và phần đầu bằng chì. Phần vỏ đạn bằng đồng có 1 khoảng trống ở phần đầu. Khoảng trống này có 1 vài công dụng. Thứ nhất nó giúp chuyển trọng tâm của viên đạn ra phía sau, tăng sức 'nảy' của viên đạn khi đi qua cơ thể người. Nó cũng giúp làm giảm trọng lượng và do đó tăng vận tốc viên đạn. Cuối cùng, khi đi vào các mục tiêu mềm như các mô của cơ thể, khoảng trống sẽ vỡ ra và làm rộng thêm vết thương. Và cũng vì vậy mà có một số ý kiến cho rằng loại đạn này vi phạm các công ước chiến tranh, do chúng cấm việc quân đội sử dụng loại đạn rỗng trong chiến tranh.
Nó được cải tiến 1 lần vào 1987 với lõi thép cứng hơn, và thêm 1 lần nữa vào 1992. So với 7.62 của Ak-47, 5.45 có khả năng xuyên giáp mềm (giáp bằng sợi Kevlar) tốt hơn, nhưng không có tác dụng nếu có giáp cứng (bằng ceramic) được bổ sung. So với đạn cỡ 5.56 tiêu chuẩn của Nato, 5.45 ít có xu hướng vỡ vụn ra khi dùng ở cự li gần, còn khả năng nảy trong mục tiêu mềm thì tương đương.
Sự kiện này tăng thêm màu sắc cho cuộc tranh luận gần như vô tận khi so sánh về loại đạn chính mà LX (7.62mm) và Nato (5.56mm) sử dụng, cũng như khi so sánh giữa Ak-47 và M-16. Sự tranh cãi bắt đầu ngay sau khi người Mỹ giới thiệu loại đạn nhỏ 5.56mm trên loại súng trường tự động mới của mình (M-16) trong những năm 60. Và trong gần nửa thế kỷ nay, cuộc tranh cãi đó vẫn tiếp tục và không có dấu hiệu sẽ kết thúc sớm. Nhiều ý kiến cho rằng việc đem vào sử dụng cỡ đạn nhỏ như 5.56mm là 1 sai lầm vì chúng ko đủ sức mạnh để xuyên qua các vật cản dày cũng như hạ gục đối phương ngay lập tức.
Các ưu điểm của đạn 5.56 có thể kể ra gồm: kích thước và trọng lượng giảm, do đó người lính có thể mang gấp đôi cơ số đạn so với loại 7.62. Tầm bắn và độ chính xác cao (lí do tương tự như với 5.45). Ngược lại, khả năng xuyên qua vật cản của 5.56 kém hơn so với 7.62. Một phần chủ yếu vì nó quá nhẹ, ở cự li gần, kết hợp với tốc độ cao, ngay cả khi xuyên qua được, nó vẫn có xu hướng bị vỡ vụn ra và do đó không gây nhiều nguy hiểm cho người nấp sau vật cản. Thế nhưng chính xác thì loại đạn nào hiệu quả hơn trong việc hạ gục đối phương?
Một phương pháp đơn giản và dễ hiểu nhất để so sánh các loại đạn với nhau là quy về năng lượng (động năng) của chúng khi vừa rời nòng súng. 7.62 (loại của LX) có năng lượng tương đương 1890 joules còn 5.56 là 1780 joules. Tương tự, đạn cỡ 12.7 là gần 17000 joules, đạn cỡ 9mm dùng trong súng ngắn và tiểu liên là 583 joules.
Tuy vậy, con số trên không phản ánh toàn bộ vấn đề. Một khía cạnh khác là việc số năng lượng đó được truyền vào mục tiêu như thế nào. Trong chiến đấu, mối quan tâm không chỉ là liệu viên đạn đó gây ra tổn thương như thế nào cho đối phương mà còn là yếu tố thời gian. Nếu đối phương vẫn còn tỉnh táo và đứng vững trong 1 vài giây, thì trong thời gian ngắn ngủi đó, người lính vẫn có thể bị bắn trả. Nếu xét về yếu tố hạ gục đối phương ngay lập tức thì đạn cỡ lớn, cho dù với tốc độ chậm, có ưu thế hơn. Một viên đạn cỡ 7.62 có tiết diện lớn hơn 88% so với 5.56 sẽ truyền nhiều năng lượng cho mục tiêu hơn và hạ gục nó nhanh hơn.
Tuy nhiên 5.56 cũng có ưu thế riêng của mình. Đó là hiệu ứng khi di chuyển với tốc độ cao qua 1 vật liệu mềm như cơ thể người, nó sẽ tạo ra phía sau mình 1 lỗ hổng lớn, có thể tương đương với 1 quả bóng bầu dục. Tốc độ càng cao thì khoảng hổng càng lớn. Ngoài ra, 5.56 được thiết kế để tối đa hóa việc nó mất ổn định khi đi vào cơ thể, làm trầm trọng thêm vết thương. Biểu hiện rõ ràng nhất là lỗ đạn vào và ra của những vết thương gây ra bởi 5.56 có thể nằm ở bất kì vị trí nào. Trong giai đoạn phát triển ban đầu, người ta từng dùng xác heo để kiểm tra mức độ tàn phá của 5.56. Trong đó 1 viên đạn đi vào phần dưới bụng bên phải có thể thoát ra ở dưới vai trái của con vật. Như vậy cho dù 5.56 có thể không hạ gục đối phương ngay lập tức như 7.62, nhưng nạn nhân cũng sẽ chết không lâu sau đó do nội thương quá trầm trọng. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng nếu cự li quá gần, viên đạn có thể chỉ xuyên thẳng qua mục tiêu, với lỗ vào và ra có kích thước nhỏ, do tốc độ quá lớn của viên đạn, khi đó hiệu quả sẽ khá thấp. Ngoài ra, không phải mọi loại đạn cùng cỡ 5.56 đều như nhau. Ví dụ có loại 5.56 nặng khoảng hơn 4g là loại tiêu chuẩn, ngoài ra còn có loại gần 5kg. Một số lính Mỹ tự bỏ tiền ra mua loại sau vì cho rằng nó hạ gục đối phương nhanh hơn.
Hiện nay có nhiều đề nghị về việc chuyển sang dùng đạn cỡ 6.5 hay 6.8mm, được cho là kết hợp được ưu điểm của cả 5.56 và 7.62. Cuộc tranh luận vẫn tiếp tục và chắc chắn 1 điều là ít nhất trong tương lai gần sẽ không có loại đạn nào hoàn hảo để có thể được tất cả mọi người sử dụng. Nhưng vấn đề chính là trong chiến đấu, kỹ năng người lính vẫn quan trọng hơn nhiều so với loại đạn hay súng nào được sử dụng. Một lính đặc nhiệm với 1 khẩu súng lục vẫn nguy hiểm gấp bội 1 tân binh mang súng trường tự động.
Điểm khác biệt lớn nhất là việc Ak-74 sử dụng đạn 5.45mm thay vì 7.62mm của Ak-47. Liên xô phát triển loại đạn này chuyên để chống lại bộ binh Nato, những người luôn mặc giáp bảo vệ. Nó không những có sức xuyên tốt hơn so với loại 7.62mm truyền thống mà độ chính xác cũng tăng lên, vì loại 5.45mm, cũng như loại 5.56mm, thuộc loại đạn cỡ nhỏ với sơ tốc cao hơn so với 7.62, nhờ đó mà đường đạn phẳng hơn, tầm bắn tăng. Ngoài ra vì khối lượng đạn nhỏ, nên sức giật cũng giảm theo.
Những loại đạn cỡ nhỏ như 5.45 hay 5.56 khi đi vào cơ thề người sẽ rất mất ổn định, đi chệch so với hướng ban đầu và do đó tạo ra 1 vết thương rất lớn. Trong LX tham chiến ở Afghanistan (1980-1988), những chiến binh Afghanistan gọi 5.45 là đạn chứa thuốc độc vì sức tàn phá quá lớn so với kích thước nhỏ của chúng.
5.45 có 1 lõi thép mềm và phần đầu bằng chì. Phần vỏ đạn bằng đồng có 1 khoảng trống ở phần đầu. Khoảng trống này có 1 vài công dụng. Thứ nhất nó giúp chuyển trọng tâm của viên đạn ra phía sau, tăng sức 'nảy' của viên đạn khi đi qua cơ thể người. Nó cũng giúp làm giảm trọng lượng và do đó tăng vận tốc viên đạn. Cuối cùng, khi đi vào các mục tiêu mềm như các mô của cơ thể, khoảng trống sẽ vỡ ra và làm rộng thêm vết thương. Và cũng vì vậy mà có một số ý kiến cho rằng loại đạn này vi phạm các công ước chiến tranh, do chúng cấm việc quân đội sử dụng loại đạn rỗng trong chiến tranh.
Nó được cải tiến 1 lần vào 1987 với lõi thép cứng hơn, và thêm 1 lần nữa vào 1992. So với 7.62 của Ak-47, 5.45 có khả năng xuyên giáp mềm (giáp bằng sợi Kevlar) tốt hơn, nhưng không có tác dụng nếu có giáp cứng (bằng ceramic) được bổ sung. So với đạn cỡ 5.56 tiêu chuẩn của Nato, 5.45 ít có xu hướng vỡ vụn ra khi dùng ở cự li gần, còn khả năng nảy trong mục tiêu mềm thì tương đương.
Sự kiện này tăng thêm màu sắc cho cuộc tranh luận gần như vô tận khi so sánh về loại đạn chính mà LX (7.62mm) và Nato (5.56mm) sử dụng, cũng như khi so sánh giữa Ak-47 và M-16. Sự tranh cãi bắt đầu ngay sau khi người Mỹ giới thiệu loại đạn nhỏ 5.56mm trên loại súng trường tự động mới của mình (M-16) trong những năm 60. Và trong gần nửa thế kỷ nay, cuộc tranh cãi đó vẫn tiếp tục và không có dấu hiệu sẽ kết thúc sớm. Nhiều ý kiến cho rằng việc đem vào sử dụng cỡ đạn nhỏ như 5.56mm là 1 sai lầm vì chúng ko đủ sức mạnh để xuyên qua các vật cản dày cũng như hạ gục đối phương ngay lập tức.
Các ưu điểm của đạn 5.56 có thể kể ra gồm: kích thước và trọng lượng giảm, do đó người lính có thể mang gấp đôi cơ số đạn so với loại 7.62. Tầm bắn và độ chính xác cao (lí do tương tự như với 5.45). Ngược lại, khả năng xuyên qua vật cản của 5.56 kém hơn so với 7.62. Một phần chủ yếu vì nó quá nhẹ, ở cự li gần, kết hợp với tốc độ cao, ngay cả khi xuyên qua được, nó vẫn có xu hướng bị vỡ vụn ra và do đó không gây nhiều nguy hiểm cho người nấp sau vật cản. Thế nhưng chính xác thì loại đạn nào hiệu quả hơn trong việc hạ gục đối phương?
Một phương pháp đơn giản và dễ hiểu nhất để so sánh các loại đạn với nhau là quy về năng lượng (động năng) của chúng khi vừa rời nòng súng. 7.62 (loại của LX) có năng lượng tương đương 1890 joules còn 5.56 là 1780 joules. Tương tự, đạn cỡ 12.7 là gần 17000 joules, đạn cỡ 9mm dùng trong súng ngắn và tiểu liên là 583 joules.
Tuy vậy, con số trên không phản ánh toàn bộ vấn đề. Một khía cạnh khác là việc số năng lượng đó được truyền vào mục tiêu như thế nào. Trong chiến đấu, mối quan tâm không chỉ là liệu viên đạn đó gây ra tổn thương như thế nào cho đối phương mà còn là yếu tố thời gian. Nếu đối phương vẫn còn tỉnh táo và đứng vững trong 1 vài giây, thì trong thời gian ngắn ngủi đó, người lính vẫn có thể bị bắn trả. Nếu xét về yếu tố hạ gục đối phương ngay lập tức thì đạn cỡ lớn, cho dù với tốc độ chậm, có ưu thế hơn. Một viên đạn cỡ 7.62 có tiết diện lớn hơn 88% so với 5.56 sẽ truyền nhiều năng lượng cho mục tiêu hơn và hạ gục nó nhanh hơn.
Tuy nhiên 5.56 cũng có ưu thế riêng của mình. Đó là hiệu ứng khi di chuyển với tốc độ cao qua 1 vật liệu mềm như cơ thể người, nó sẽ tạo ra phía sau mình 1 lỗ hổng lớn, có thể tương đương với 1 quả bóng bầu dục. Tốc độ càng cao thì khoảng hổng càng lớn. Ngoài ra, 5.56 được thiết kế để tối đa hóa việc nó mất ổn định khi đi vào cơ thể, làm trầm trọng thêm vết thương. Biểu hiện rõ ràng nhất là lỗ đạn vào và ra của những vết thương gây ra bởi 5.56 có thể nằm ở bất kì vị trí nào. Trong giai đoạn phát triển ban đầu, người ta từng dùng xác heo để kiểm tra mức độ tàn phá của 5.56. Trong đó 1 viên đạn đi vào phần dưới bụng bên phải có thể thoát ra ở dưới vai trái của con vật. Như vậy cho dù 5.56 có thể không hạ gục đối phương ngay lập tức như 7.62, nhưng nạn nhân cũng sẽ chết không lâu sau đó do nội thương quá trầm trọng. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng nếu cự li quá gần, viên đạn có thể chỉ xuyên thẳng qua mục tiêu, với lỗ vào và ra có kích thước nhỏ, do tốc độ quá lớn của viên đạn, khi đó hiệu quả sẽ khá thấp. Ngoài ra, không phải mọi loại đạn cùng cỡ 5.56 đều như nhau. Ví dụ có loại 5.56 nặng khoảng hơn 4g là loại tiêu chuẩn, ngoài ra còn có loại gần 5kg. Một số lính Mỹ tự bỏ tiền ra mua loại sau vì cho rằng nó hạ gục đối phương nhanh hơn.
Hiện nay có nhiều đề nghị về việc chuyển sang dùng đạn cỡ 6.5 hay 6.8mm, được cho là kết hợp được ưu điểm của cả 5.56 và 7.62. Cuộc tranh luận vẫn tiếp tục và chắc chắn 1 điều là ít nhất trong tương lai gần sẽ không có loại đạn nào hoàn hảo để có thể được tất cả mọi người sử dụng. Nhưng vấn đề chính là trong chiến đấu, kỹ năng người lính vẫn quan trọng hơn nhiều so với loại đạn hay súng nào được sử dụng. Một lính đặc nhiệm với 1 khẩu súng lục vẫn nguy hiểm gấp bội 1 tân binh mang súng trường tự động.
Subscribe to:
Posts (Atom)