7.12.08

C-RAM trên 8 bánh xe

Lục quân Mỹ đang nâng cấp phiên bản cơ động trên bộ của hệ thống chống tên lửa Phalanx của hải quân. Phiên bản này ra đời 4 năm trước tại chiến trường Iraq và được gọi là C-RAM, tức là hệ thống chống rocket, đạn pháo và đạn cối. Phalanx về cơ bản là một hệ thống phòng thủ tầm gần gắn trên tàu chiến. Nó gồm một súng Gatling (súng máy đa nòng) 20mm được trang bị radar riêng và hoàn toàn tự động, và được sử dụng như lớp phòng thủ cuối cùng chống lại tên lửa diệt hạm.

C-RAM là Phalanx, với một số thay đổi về phần mềm cho phép nó sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn radar khác và bắn hạ gần như bất cứ loại hỏa lực pháo binh nào. Sau này hệ thống được đổi tên là Centurion. Nó sử dụng đạn 20mm chứa chất nổ, phát hỏa khi có mục tiêu ở gần và dùng mảnh đạn để hạ mục tiêu. Hệ thống gốc Phalanx, trên tàu chiến, sử dụng đạn làm từ uranium làm nghèo để xuyên phá tên lửa. Tốc độ bắn lên tới 75 viên/giây.

Centurion cơ động bao gồm hệ thống Centurion cơ bản cùng một máy phát điện. Hệ thống được gắn trên HEMTT, một loại xe vận tải quân sự hạng nặng 8x8 của Mỹ, còn được biết đến như là M-977. Thế hệ mới được trang bị động cơ diesel điện. Được thiết kế để vượt địa hình, nó là có thể theo kịp các đội hình xe tăng trong 2 cuộc chiến tranh vùng vịnh. Nó có thể chở 10 tấn hàng hóa. Centurion nặng 6 tấn. Lục quân Mỹ có 13000 HEMTT.

Hệ thống C-RAM đầu tiên được triển khai ở Iraq vào khoảng 2006 để bảo vệ Vùng Xanh, và nó đã bắn hạn khoảng 70-80% số đạn pháo bắn vào đó. Trong 2 năm qua, Centurion đã bắn chặn hơn 100 mục tiêu. Tầm bảo vệ của nó là 4km, giá một hệ thống là 15 triệu dollar. Hiện có 22 hệ thống, đa số sẽ được gắn trên HEMTT.

Ngoài ra, lục quân Mỹ cũng sẽ gắn 5 hệ thống kiểm soát đám đông bằng sóng viba ADS trên HEMTT. ADS dùng sóng viba ở một tần số nhất định khiến cho người trong vùng ảnh hưởng cảm thấy như da mình đang bị thiêu đốt. Thử nghiệm cho thấy không ai có thể đứng lâu hơn 5 giây trước khi bỏ chạy.

Việc đưa ADS vào sử dụng đã bị trì hoãn khá lâu vì các chỉ huy e sợ các phản ứng tiêu cực của báo chí và giới chính trị về những huyền thoại liên quan đến 'tia tử thần' mặc dù ADS không phải là vũ khí sát thương.

No comments: