MLRS
HIMARS
Spyder
Hãng Lockheed Martin vừa thử nghiệm thành công việc sử dụng giàn phóng hỏa tiễn cơ động (HIMARS) để phóng 2 tên lửa phòng không cải tiến AMRAAM.
HIMARS là một phiên bản thu nhỏ hệ thống pháo hỏa tiễn MLRS, từng được mệnh danh là "Mưa thép" ở Chiến tranh vùng Vịnh 1991. HIMARS ra đời để đáp ứng yêu cầu về một hệ thống gọn nhẹ, cơ động hơn, vì nó có thể được chuyên chở bởi máy bay vận tải C-130.
Cuộc thử nghiệm nằm trong một dự án nhằm biến HIMARS thành một hệ thống phóng chung cho cả hỏa tiễn đất đối đất và đất đối không. Hiện nay, HIMARS có thể chở theo 6 tên lửa GMLRS hoặc 1 ATACMS. GMLRS là tên lửa đối đất có tầm bắn hơn 70km và định vị bằng vệ tinh, cho nó độ chính xác không thua gì bom thông minh. Nó có nhiều chế độ kích nổ, như nổ trên không, nổ khi va chạm, hoặc nổ chậm. ATACMS có tầm bắn 165km nếu mang theo 950 quả đạn con, hoặc 300km với 300 đạn con, và có dẫn đường bằng vệ tinh. HIMARS có tầm hoạt động 480km, tốc độ tối đa 85km/h, trọng lượng 8 tấn, so với 15 tấn của MLRS. MLRS có thể mang theo gấp đôi số vũ khí của HIMARS.
Một điểm đặc biệt nữa của cuộc thử nghiệm này là việc sử dụng AMRAAM, một tên lửa không đối không, cho vai trò tên lửa không đối đất. Mặc dù chưa thật sự phổ biến, nhưng việc sử dụng các tên lửa không đối không, gắn trên chiến đấu cơ, cho các hệ thống phòng không có thể sẽ là một xu hướng nổi bật trong tương lai. Một ví dụ tiêu biểu là Spyder của Israel, hệ thống đầu tiên sử dụng cùng lúc 2 loại tên lửa khác nhau: Derby, dẫn bằng radar và Python, dẫn bằng đầu dò hồng ngoại. Cả 2 đều là tên lửa không đối không.
Hãng Lockheed Martin vừa thử nghiệm thành công việc sử dụng giàn phóng hỏa tiễn cơ động (HIMARS) để phóng 2 tên lửa phòng không cải tiến AMRAAM.
HIMARS là một phiên bản thu nhỏ hệ thống pháo hỏa tiễn MLRS, từng được mệnh danh là "Mưa thép" ở Chiến tranh vùng Vịnh 1991. HIMARS ra đời để đáp ứng yêu cầu về một hệ thống gọn nhẹ, cơ động hơn, vì nó có thể được chuyên chở bởi máy bay vận tải C-130.
Cuộc thử nghiệm nằm trong một dự án nhằm biến HIMARS thành một hệ thống phóng chung cho cả hỏa tiễn đất đối đất và đất đối không. Hiện nay, HIMARS có thể chở theo 6 tên lửa GMLRS hoặc 1 ATACMS. GMLRS là tên lửa đối đất có tầm bắn hơn 70km và định vị bằng vệ tinh, cho nó độ chính xác không thua gì bom thông minh. Nó có nhiều chế độ kích nổ, như nổ trên không, nổ khi va chạm, hoặc nổ chậm. ATACMS có tầm bắn 165km nếu mang theo 950 quả đạn con, hoặc 300km với 300 đạn con, và có dẫn đường bằng vệ tinh. HIMARS có tầm hoạt động 480km, tốc độ tối đa 85km/h, trọng lượng 8 tấn, so với 15 tấn của MLRS. MLRS có thể mang theo gấp đôi số vũ khí của HIMARS.
Một điểm đặc biệt nữa của cuộc thử nghiệm này là việc sử dụng AMRAAM, một tên lửa không đối không, cho vai trò tên lửa không đối đất. Mặc dù chưa thật sự phổ biến, nhưng việc sử dụng các tên lửa không đối không, gắn trên chiến đấu cơ, cho các hệ thống phòng không có thể sẽ là một xu hướng nổi bật trong tương lai. Một ví dụ tiêu biểu là Spyder của Israel, hệ thống đầu tiên sử dụng cùng lúc 2 loại tên lửa khác nhau: Derby, dẫn bằng radar và Python, dẫn bằng đầu dò hồng ngoại. Cả 2 đều là tên lửa không đối không.
No comments:
Post a Comment