Chỉ vài ngày sau khi một hợp đồng mua 12 chiếc Su-30MK2 của Việt nam được công bố, giá mỗi chiếc khoảng hơn 40 triệu dollar, con số này được giảm xuống còn 8 chiếc vì lí do khó khăn kinh tế. Tuy vậy, điều này cũng không có ý nghĩa nhiều lắm vì đằng nào VN cũng khó có thể cùng lúc mua 12 chiếc máy bay với tổng giá trị nửa tỷ dollar mà sẽ chia làm nhiều đợt.
Hợp đồng này sẽ nâng cao đáng kể khả năng phòng thủ trên biển của VN vì phiên bản này của Su-30 có các hệ thống điện tử chuyên dùng cho tên lửa diệt hạm. Su-30 là phiên bản nâng cao phát triển lên từ Su-27, là loại máy bay mà VN đã sử dụng trong gần 1 thập niên nay. Ngoài ra, VN cũng đang sử dụng (Su-30MKK) Su-30MK2V. Là một trong những loại chiến đấu cơ cường kích hiện đại nhất thế giới hiện nay, sự bổ sung của Su-30MK2 là một bước đi cần thiết trong việc nâng cấp sức mạnh quân sự của Việt nam.
Tuy vậy, một lần nữa phải nhấn mạnh rằng con người vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Không phải việc VN mua được bao nhiêu máy bay mới, mà chính là số giờ bay trung bình hàng năm của các phi công sẽ cho thấy sức mạnh thật sự của không quân. Bên cạnh đó, một chiếc máy bay dù hiện đại đến đâu, nhưng nếu tỷ lệ sẵn sàng thấp, nghĩa là đa số thời gian nó phải nằm 'đắp chiếu', hoặc thiếu vũ khí, trang thiết bị kèm theo thì cũng không có tác dụng. Vũ khí càng hiện đại thì việc duy tu, bảo dưỡng càng phức tạp và tốn kém. Nhất là khi mà đó là máy bay của Su, không phải Mig.
Trước kia, Mig gần như đồng nghĩa với phi cơ Liên xô. Những chiếc Mig được thiết kế với triết lý là chế tạo những mẫu máy bay giá rẻ, sử dụng cho những lực lượng không quân có trình độ phi công không quá cao, vì phương thức tác chiến trên không của LX và đồng minh dựa rất nhiều vào sự chỉ huy từ đài điều khiển mặt đất. Điều này có nghĩa là máy bay không cần có độ tin cậu quá cao, vì nó sẽ ít được dùng trong huấn luyện. Ví dụ như Mig-29 chỉ được thiết kế với mức 100 giờ bay mỗi năm. Ngoài ra, Mig cũng không yêu cầu quá cao về vấn đề bảo dưỡng, duy tu. Hình ảnh những chiếc Mig phơi sương gió tại những sân bay dã chiến đã rất quen thuộc. Trong khi đó, Sukhoi, với Su-27, đã chuyển sang triết lý khác, họ thiết kế những máy bay với ý nghĩ trong đầu rằng nó sẽ được dành cho những phi công hạng nhất, đồng thời nó cũng đòi hỏi cao về vấn đề hậu cần, duy trì. Do đó, ít máy bay hơn nhưng phi công được huấn luyện tốt hơn, thực hiện việc bảo trì đầy đủ và sẵn sàng chiến đấu cao thì vẫn tốt hơn.
Cỗ máy chiến tranh vận hành như một hệ thống hoàn chỉnh, không đơn giản là vũ khí X vs. vũ khí Y. Do đó, không chỉ những loại vũ khí trực tiếp tham chiến (chiến đấu cơ, chiến hạm…) mà các loại khí tài hỗ trợ khác cũng đóng vai trò quyết định. Trước đó, VN đã mua 4 hệ thống radar thụ động Kolchuga của Ukraina. Mỗi hệ thống gồm 3 cảm biến, cho phép thực hiện phép đo tam giác để xác định vị trí mục tiêu, cả trên không và trên biển, tối đa 32 mục tiêu. Ngoài ra còn có 3 máy bay tuần tra và thám sát hàng hải CASA C212 của TBN với radar của Thụy điển, 10 máy bay huấn luyện Yak-52, 4 máy bay huấn luyện L-39 đã qua sử dụng.
Ngoài việc đầu tư một cách khá toàn diện thì những hợp đồng trên còn cho thấy sự đa dạng hóa trong nguồn cung. Khi nói đến vũ khí, thì không phải lúc nào cũng chỉ là những cái tên như Nga, Mỹ, Anh…mà còn rất nhiều những nước khác cũng xuất khẩu vũ khí. Mỗi nước đều có những 'đặc sản', thế mạnh riêng của mình. Đôi khi những nước không được nổi tiếng lắm lại ít bị những ràng buộc và toan tính chính trị trong vấn đề mua bán vũ khí. Ngoài ra, dùng thiết bị của nhiều nước trong cùng 1 hệ thống vũ khí cũng là một xu hướng phổ biến. Ngay cả Nga khi chào bán máy bay của mình cũng thường đi kèm option trang bị thiết bị điện tử của phương tây cho dễ bán hơn.
Do đó, việc tăng cường sức mạnh quốc phòng với điều kiện ngân sách hạn chế tuy khó, nhưng không phải là không thể, quan trọng là có một chiến lược, kế hoạch đúng đắn.
6 comments:
Su-30 Việt Nam đang sử dụng có 2 trong các thứ sau, bạn có phân biệt được nó không nhé : Su-30, Su-30MKK, Su-30MK2, Su-30MKV và Su-30MK2V.
Đến tên Su-30 Việt Nam đang sử dụng mà không nắm được thì coi như bài viết không có giá trị :)
tôi ko rõ bạn muốn hỏi gì, vì bài này đề cập đến hợp đồng sắp tới chứ ko nói đến số máy bay VN đang sử dụng. Đợt sắp tới tất nhiên là MK2
okie, đã đọc lại và đúng là có 1 dòng về loại Su VN đang sử dụng: "Ngoài ra, VN cũng đang sử dụng Su-30MKK". Đáng lẽ phải là MK2V, MKK là phiên bản của TQ. Thật ra trong các phiên bản xuất khẩu (MK) của Su-30 thì chỉ có MKI của Ấn độ là thật sự khác biệt. Các phiên bản khác dù có tên gọi khác nhau thì chủ yếu chỉ là các thay đổi nhỏ. Su-30MKK được phát triển lên từ Su-27SK. MK2 thực chất cũng là MKK được nâng cấp để tăng khả năng tác chiến trên biển. MK2V tất nhiên cũng dựa trên MK2. Những biến đổi giữa model trên thực ra là những nâng cấp theo vòng đời sản phẩm. Nghĩa là những nâng cấp nhỏ theo sự phát triển, ra đời của những thiết bị mới, chủ yếu là nâng cấp các thiết bị điện tử, hoặc các thiết bị phụ trợ gắn bên ngoài như các targeting pod. Nhiều thiết bị mới trên MK2 cũng đồng thời được trang bị trên MKK trong quá trình nâng cấp. Như tôi có phân tích trong 1 bài khác về cách đặt tên của Nga và Mỹ thì Nga thường có xu hướng đặt rất nhiều tên khác nhau nhằm hướng tới xuất khẩu còn Mỹ thì thường chỉ đơn giản phân biệt bằng mã số các lô sản phẩm.
Tôi sẽ sửa lại thông tin trên thành MK2V.
Bạn tìm hiểu về họ Flanker ít quá :D, viết Su-30MKK được phát triển từ Su-27SK thì chết, lại MK2 phát triển từ MKK còn chết nữa :D.
Su-30 nguyên bản được phát triển từ Su-27PU, không phải từ Su-27S, Su-30MK là dòng Su-30 hiện đại hóa dàng cho xuất khẩu (chữ M là hiện đại hóa, K là xuất khẩu), Su-30MK2 là phiên bản nâng cấp đánh biển của Su-30MK (TQ mua cả MKK và MK2). VN khi mua MK2 thì luôn hiểu nó sẽ là MK2V.
Ngoài đám Su-30MK2V VN hiện còn sử dụng 2 Su-27PU (biến thể đầu tiên của Su-30)
"The Su-30MK multipurpose double-seat fighter is a modification of Su-27SK produced serially since 1999."
Dòng trên tôi quote trực tiếp từ websites của nhà sản xuất KnAAPO. Không rõ liệu đó đã đủ tin cậy?
MK2 được phát triển từ MKK, bởi vì nó là theo yêu cầu của TQ. TQ ko mua MKK và MK2 cùng lúc. Bản thân nền CNQP của Nga là 'hướng xuất khẩu', họ làm theo yêu cầu của các khách hàng lớn.
Khi bạn mua một chiếc Camry về, mang ra tiệm dán thêm phim chống nóng, thay lốp, thay mâm, thì việc bạn gọi nó là CamryV, CamryZ... là quyền của bạn. Nhưng nếu có ai đó gọi nó vẫn là 1 chiếc Camry thì cũng chẳng có gì là sai cả! Vì những thay đổi trên chỉ là thay đổi nhỏ, không đáng kể.
Post a Comment