15.12.08

Tháp súng tự động và gamer


Kể từ khi được quân đội Mỹ đưa vào sử dụng cách đây 3 năm tháp súng tự động (điều khiển từ xa) đã thay đổi cách thức tác chiến một cách mạnh mẽ. Tới nay, họ đặt hàng tổng cộng 9000 CROWS, viết tắt của Bộ vũ khí điều khiển từ xa đa năng.

Lợi ích chính là từ nay đối phương không còn có thề bắn hạ các xạ thủ trên tháp súng máy và nhờ đó giảm thiểu phần lớn uy lực của xe cơ giới được nữa. Không những thế, nó còn chính xác hơn. Do đó, khi kẻ thù nổ súng, chúng sẽ phải đối phó với hỏa lực bắn trả hiệu quả và có thể là thêm hơn nửa tá bộ binh trang bị hạng nặng từ trong xe thiết giáp đổ ra. Như đã được chứng minh thực tế trên chiến trường Iraq, quân phiến loạn gặp rất nhiều khó khăn với CROWS.

Ý tưởng tương tự CROWS thì có từ nửa thế kỷ nay, nhưng tới gần đây công nghệ mới cho phép nó trở thành sự thật. CROWS thật sự là một thiết bị giúp cứu mạng sống của nhiều người lính, cũng như giảm sự căng thẳng, cho những đơn vị hành quân vào khu vực có quân phiến loạn. Thường thì những xạ thủ súng máy trên những chiếc Hummer hay xe bọc thép là những mục tiêu dễ bị hạ trước tiên. Với CROWS, việc đó đã chấm dứt. Người lính ngồi bên trong xe, điều khiển tháp súng máy, quan sát xung quanh qua một màn hình, có cả khả năng nhìn trong đêm và zoom. CROWS còn có một bộ đo khoảng cách bằng laser và thiết bị cân bằng tự động cho phép hỏa lực chính xác ngay cả khi xe di chuyển. CROWS giá khoảng 260,000 dollar và có thể gắn vào nhiều loại vũ khí khác nhau, súng máy 5.56mm, 7.62mm, 12.7mm hay súng phóng lựu 40mm.

Việc CROWS được sử dụng thành công bao gồm một lí do ít ai nghĩ đến trước đó. Người lính hiện này phần lớn đã quá quen thuộc với video games, trong khi điều khiển CROWS cũng không khác khi chơi game, và cả 2 đòi hỏi những kỹ năng tương tự. Điều này khá quan trọng vì quan sát xung quanh bằng camera thông qua một màn hình vi tính khác nhiều so với trực tiếp quan sát bằng mắt thường. Một game thủ kinh nghiệm có thể nhanh chóng khắc phục những khác biệt đó.

Với CROWS, binh lính bên trong xe bọc thép, ví dụ như Stryker, càng trở nên an toàn và thoải mái hơn, khi mà bản thân Stryker đã có sẵn máy điều hòa, các thiết bị điện tử và cả một hệ thống âm thanh mà người lính có thể gắn iPod của mình vào.

…và chúng vẫn bay mãi...


Một chiếc C-130E của Không lực Mỹ vừa đạt mốc 30,000h bay, nó được cho là sẽ tiếp tục phục vụ trong 2 năm nữa, với thêm 3,000h bay. Được sản xuất từ những năm 60, chiếc máy bay này đã trải qua 7 lần nâng cấp.

Hiện nay hầu như toàn bộ trong số 491 chiếc C-130E từng được chế tạo vẫn còn hoạt động. Trung bình, một chiếc C-130 hoạt động trong 25 năm với 20,000h bay. Một số ít nếu không phải chịu đựng nhiều phi vụ khó, bay trong thời tiết xấu với tải trọng lớn có thể kéo dài tuổi thọ của mình.

C-130 đã một lịch sử 51 năm, với 2262 chiếc ra đời, và nó vẫn còn được sản xuất tới ngày nay. Có một số mẫu máy bay khác cũng có tuổi đời hơn nửa thế kỷ như B-52, Canberra, Tu-95, AN-2, nhưng không có chiếc nào vẫn còn trong dây chuyền sản xuất cho tới nay như C-130. Hiện có hơn 50 quốc gia sử dụng C-130.

Ban đầu, C-130 có thể chở được 15 tấn hàng hóa hay 92 lính. Phiên bản mới nhất C-130J có thể chở được 20 tấn với vận tốc tối đa 644km/h.