11.7.09

Lính dù Anh tại tỉnh Helmand, Afghanistan






5 và 6


Việc phát triển các chiến đấu cơ, đặc biệt là những mẫu hoàn toàn mới, mất rất nhiều thời gian. Do đó, chúng được phát triển theo chu kỳ khép kín. Ngay sau khi một thiết kế mới bắt đầu được chính thức đưa vào sản xuất hàng loạt thì việc phát triển cho thế hệ tiếp theo cũng sẽ bắt đầu. Việc chuyển tiếp từ thế hệ 5 sang 6 cũng không phải là ngoại lệ.

Hiện nay, khi mà F-22 vẫn còn đang trong dây chuyền sản xuất và F-35 ở giai đoạn cuối của quá trình phát triển thì việc phát triển thế hệ thứ 6 cũng đi những bước đầu tiên, hiện chủ yếu ở dạng phác thảo ý tưởng.

Boeing vừa giới thiệu một ý tưởng của mình về một chiến đấu cơ thế hệ thứ 6, sử dụng cho hải quân. Nó vẫn chưa được đặt tên chính thức mà chỉ được gọi là F/A -XX. Những công nghệ dự tính cho thế hệ 6 có thể bao gồm tùy chọn có người lái hoặc bay tự động (UAV), động cơ kép (kết hợp giữa động cơ turbo và ramjet hoặc scramjet), tàng hình với mắt thường, sử dụng nhiều hơn vật liệu tổng hợp và khả năng tấn công sử dụng vũ khí điện từ…

Thực ra mẫu ý tưởng này là kết quả chỉnh sửa thì một mẫu ý tưởng hồi tháng 6/2008. Mẫu trước có thiết kế hoàn toàn dạng cánh bay. Những mẫu này cho thấy rằng không chiến là lãnh địa cuối cùng mà giới quân sự vẫn còn chưa có sự tin tưởng hoàn toàn vào công nghệ máy bay không người lái. Trong phần lớn các nhiệm vụ khác, việc UAV thay thế máy bay không người lái gần như đã là một xu hướng. Tuy nhiên, trong việc chiến đấu chống lại máy bay đối phương, UAV vẫn chưa được hoàn toàn tin tưởng sẽ thay thế con người. Do đó, yêu cầu đưa ra là tính năng tùy chọn giữa 2 chế độ có và không có người lái.

Trong khi đó, việc phát triển PAK-FA hay T-50, máy bay thế hệ 5 đầu tiên của Nga vẫn hoàn toàn trong vòng bí mật. Chưa ai có bất kì thông tin gì, ít nhất là trông nó như thế nào. Những mẫu phác họa trên được công bố đều là những phỏng đoán. Tuy vậy, đa số đều trông khá giống…F-22, cũng là một việc dễ hiểu vì T-50 cũng được dự tính là một máy bay tàng hình. Và Nga dù sao cũng có lợi thế của người đi sau.

Theo những công bố trước kia của Sukhoi thì T-50 sẽ bay chuyến đầu tiên vào cuối năm nay. Tuy nhiên, tại hội chợ hàng không Paris vừa qua, giám đốc Sukhoi là Pogosyan cho biết mốc này nhiều khả năng không thể đạt được. Ngoài ra, ông này cũng cho biết rằng sẽ không có một dự án JSK-ski, tức là mẫu tương ứng của F-35 như dự đoán trước đây. Thay vào đó, Su-35 và T-50 sẽ cùng tồn tại, trong ít nhất là một thập kỷ.

Có thể nói thông tin này gây khá nhiều bối rối. Vì cả Su-35 và T-50 là những máy bay cùng loại, không được thiết kế để bổ sung cho nhau. Nhìn lại thế hệ thứ 4, cả Mỹ và LX có cơ cấu chiến đấu cơ tương đối giống nhau. Mỹ sử dụng cơ cấu 'hi-low', gồm một máy bay cỡ lớn, tính năng cao, giá thành đắt, số lượng ít, và chuyên về không chiến là F-15 và một mẫu đa năng hạng nhẹ, giá rẻ, số lượng nhiều là F-16. Sau này F-15 được nâng cấp để có thể đóng vai trò một máy bay ném bom (F-15E). LX đi sau 10 năm và cũng với cơ chế tương tự, với Su-27 tương ứng với F-15 và Mig-29 tương ứng với F-16. Những mẫu Su-30, 33, 35 thực chất vẫn thuộc dòng Su-27 nâng cấp lên.

Khi lên thế hệ thứ 5, F-22 thay thế cho F-15 và F-35 thay thế cho F-16 (cùng một số mẫu khác nữa). Tương ứng, T-50 thay thế cho dòng Su-27 và là đối thủ trực tiếp của F-22. Như vậy Nga cần thêm một mẫu thế hệ thứ 5 đa năng, với tính năng và giá thấp hơn T-50 để bổ sung cho nó. Bản thân Su-35 trước giờ luôn được coi là giải pháp tạm thời, nhằm lấp khoảng trống khi mà T-50 chưa ra đời chứ không phải là sự bổ sung cho T-50 trong tương lai.

Điều này có thể là do một số lí do sau. Bản thân việc phát triển Su-35 đến giờ vẫn chưa xong, và không quân Nga cũng không tỏ ra quyết tâm trong việc sẽ đặt mua nó. Vì nếu đúng với vai trò là giải pháp tạm thời, đáng lẽ Su-35 đã phải được sản xuất hàng loạt từ lâu. Tình hình hiện nay có thể đẩy không quân Nga vào tình thế khó xử là liệu có nên đổ tiền vào mua Su-35 khi mà họ cần tập trung cho T-50. Và nếu mua Su-35 với tư cách là một 'giải pháp tình thế' thì liệu có phải là một sự phí phạm khi mà có thể chúng sẽ được đưa vào sử dụng trước T-50 không đáng là bao vì đến nay chưa ai chắc chắn là bao giờ quá trình phát triển Su-35 sẽ hoàn tất. Do đó, giải pháp tốt nhất là gỡ cái mác 'giải pháp tình thế' và chấp nhận rằng cả 2 sẽ được sản xuất đồng thời.

Ngoài ra, Pogosyan cũng cho biết rằng Sukhoi đang rất nóng lòng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi, vốn là một điểm yếu cố hữu từ thời Liên Xô. Việc này cũng có nghĩa là Sukhoi sẽ dành nhiều nguồn lực hơn cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ cho các khách hàng nước ngoài, cũng đồng nghĩa với việc những dự án nghiên cứu mới sẽ bị rút bớt ngân sách. Trong thời buổi khó khăn hiện nay, rõ ràng Sukhoi cũng như mọi công ty khác phải dùng cách tiếp cận ít rủi ro nhất.

Tuy vậy, nó minh họa rõ hơn một lần nữa một mối lo lớn của giới quân sự Nga. Đó là việc ngành công nghiệp quốc phòng nước này phụ thuộc quá nhiều vào việc xuất khẩu. Sukhoi là ví dụ điển hình nhất. Điều này đặc biệt khó khăn cho không quân vì Sukhoi giờ đây đã nắm độc quyền trong việc chế tạo chiến đấu cơ, Mig trên thực tế hầu như đã bị Sukhoi thôn tính.


10.7.09

Làm sao để chế tạo một chiếc F-18 trong 3 phút 31 giây?


Chiếc đầu tiên trong số 24 chiếc F-18F Super Hornet được chế tạo cho không quân Úc.


Thuốc phiện trong cuộc chiến Afghanistan


Chiến dịch quân sự đang diễn ra tại tỉnh Helmand là chiến dịch quân sự lớn đầu tiên hiện thực hóa chiến lược mới của Mỹ tại Afghanistan. Một trong những điểm mới đáng chú ý nhất là việc giờ đây lực lượng Nato sẽ tập trung chống lại việc trồng về chế biến thuốc phiện. Trước đây, mặc dù Afghanistan vẫn luôn nổi tiếng là nguồn thuốc phiện lớn nhất thế giới, Nato ít khi quan tâm đến vấn đề này, do nhiều lí do. Thứ nhất là do lực lượng mỏng, họ hầu như chỉ có đủ nhân lực để đối phó với Taliban. Thứ 2, nó được coi là một vấn đề quốc nội. Hơn nữa đây lại là nguồn sống của rất nhiều người dân Afghan, và là "nguồn sống" của nhiều quan chức cao cấp (được các trùm thuốc phiện hối lộ). Do đó nó là một vấn đề phức tạo, không đơn thuần về mặt quân sự.

Tuy nhiên, sau khi nhận thấy rằng thuốc phiện là nguồn tiền chính của Taliban, Nato quyết tâm cắt đứt nguồn sống này. Với việc Mỹ tăng cường lực lượng, thuốc phiện trở thành mục tiêu chính.

Mới đây, hơn 90 tấn thuốc phiện, morphine, heroin... đã bị phát hiện trong một càn quét 4 ngày ở tp Marjeh. Con số lớn nhất từ 2001 tới nay. Chiến thuật hiện nay chủ yếu là tập trung cho những đợt tịch thu số lượng lớn như vậy thay vì đốt trụi các cánh đồng anh túc và khiến những người nông dân ngả về phía Taliban. Hiện cơ quan USAID đang tổ chức những dự án nhằm thay thế thuốc phiện bằng các loại cây lương thực.


Laser dùng trong cảnh báo các phương tiện


Tại những nơi như Iraq và Afghanistan, cách chủ yếu để cảnh báo các lái xe dừng lại khi đến những trạm kiểm soát và chiếu 1 chùm laser vào xe và làm lóa mắt người lái và theo phản xạ họ sẽ dừng lại, trừ phi đó là những kẻ đánh bom liều chết với một chiếc xe chứa đầy thuốc nổ.

Những tia laser này được thiết kế để an toàn với mắt, nó chỉ gây lóa khi chiếu vào, sau khi ngừng chiếu thì thị lực sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên đó chỉ là với khoảng cách sử dụng trong thực tế. Còn khi vận hành, đôi lúc do không tuân thủ những quy tắc an toàn mà những người lính có thể vô tình chiếu vào mắt của đồng đội, và thường ở khoảng cách rất gần gây ra những tổn hại thị lực.

Một dự án mới đang được thực hiện để khắc phục tình trạng này. Thay vì chiếu một tia liên tục, thiết bị sẽ chiếu ra những xung laser ngắn, khi bị hấp thụ bởi kính chắn gió trên xe hơi, gây nên hiện tượng tái phát xạ và tạo ra một chớp sáng có cường độ rất cao và khiến tài xế phải dừng xe. Xung laser này chỉ phát sáng khi bị hấp thụ bởi kính chắn gió trên xe, nếu vô tình chiếu vào mắt, nó không gây tác hại lâu dài.

Tuy vậy, đây chỉ là một ứng dụng phụ của một mục đích lớn hơn. Đó là nếu sử dụng ở mức công suất cao hơn, xung laser này có thể gây nứt và vỡ kính. Dựa vào nguyên tắc trên, người ta ứng dụng nó vào việc chế tạo thiết bị có thể vô hiệu hóa các loại ống nhòm, kính ngắm, các cảm biến quang học...

5.7.09

Robot chim ruồi



Những nhà nghiên cứu của Lầu năm góc đang phát triển loại robot mô phỏng phương thức bay của chim ruồi, được coi là một trong những 'phi công' xuất sắc nhất của thế giới động vật. Hiện mẫu phát triển mới chỉ bay được trong 20 giây, nhưng có thể thực hiện được mọi động tác bay cơ bản. Mục tiêu của chương trình là một thiết bị nặng khoảng 10g, có khả năng lơ lửng tại chỗ trong thời gian dài. Tốc độ tối đa 10m/s, chịu được gia tốc 2,5 m/s2 và được điều khiển từ cách xa 1km. Ngoài ra, nó không chỉ bay giống mà còn phải trong giống một con chim ruồi thật.

Ngoài ra, còn có hướng nghiên cứu robot mô phỏng theo các loại côn trùng.