9.11.09

Tiến thoái lưỡng nan

Các quan chức quốc phòng Nga vừa thông báo rằng nguyên nhân thất bại của vụ thử tên Bulava tháng 7 vừa rồi nằm ở hệ thống chỉnh hướng của tầng tên lửa thứ 1, lỗi này đã được khắc phục và một cuộc bắn thử nữa sẽ diễn ra vào cuối tháng này. Cho tới nay, tổng cộng đã có 11 lần bắn thử, trong đó chỉ có 1 lần thành công tuyệt đối, và tới 6 lần thất bại hoàn toàn, bao gồm lần gần đây nhất. Đây thật sự là một sự thất vọng lớn, khi mà chương trình Bulava chiếm tới 40% ngân sách quốc phòng dành cho mua sắm mới.


Những thất bại liên tiếp khiến cho càng có nhiều áp lực yêu cầu tiếp tục sử dụng lại tên lửa R-29RM Sineva, vốn đang được gắn trên các tàu ngầm hạt nhân lớp Delta. Tuy nhiên, bộ quốc phòng Nga vẫn quyết tâm theo đuổi dự án Bulava và ra hạn chót vào cuối năm nay để mọi vấn đề kỹ thuật được giải quyết. Nếu không, rất có thể dự án sẽ buộc phải dừng lại.


Một trong những lí do khiến Nga vẫn tiếp tục dự án là vì họ muốn có 1 tên lửa liên lục địa dùng nhiên liệu rắn trang bị cho các tàu ngầm lớp Borei mới của mình. Sineva vẫn sử dụng nhiên liệu lỏng, vốn không ổn định và đáng tin cậy như nhiên liệu rắn.


Một vấn đề nữa là loại tàu ngầm mới lớp Borei được thiết kế để mang tên lửa Bulava, với chiều dài 12.1m và đường kính 2m. Trong khi đó, Sineva có kích thước tương ứng là 14.8m và 1.8m. Việc thiết kế lại các ống phóng sẽ rất tốn kém. Hiện giờ đã có 1 chiếc thuộc lớp Borei được đưa vào vận hành và 2 chiếc đang trong quá trình chế tạo.


Thật sự thì Nga cũng từng có 1 loại tên lửa liên lục địa trên tàu ngầm dùng nhiên liệu rắn. Tuy nhiên loại R-39 này quá lớn, dài 16m, đường kính 2.4m, chỉ có thể được trang bị trên tàu ngầm loại Typhoon, loại tàu ngầm lớn nhất thế giới, nhưng đã bị về hưu sớm do chi phí vận hành quá cao.


Tuy vậy, vẫn có một giải pháp đơn giản hơn cho vấn đề, đó là cứ tuyên bố dự án đã 'thành công' và bắt đầu trang bị cho tàu ngầm, hy vọng rằng một số trong số 16 tên lửa (trên mỗi tàu) sẽ hoạt động tốt. Đồng thời trong thời gian sau đó, tiếp tục âm thầm hoàn thiện nó để tăng tỷ lệ đó lên. Tất cả những gì cần thiết là mong cho chiến tranh hạt nhân đừng nổ ra trong thời gian đó!


Pháo binh tại Helmand, Afghanistan

Gấu đen vs. khủng bố

Tại Kashmir, Ấn độ, 1 lãnh đạo khủng bố hồi giáo cùng 3 tùy tùng tìm thấy 1 cái hang bỏ trống và dùng nó làm chỗ nghỉ chân qua đêm. Chúng không ngờ rằng cái hang đó cũng được 1 con gấu đen châu á chọn làm nơi ngủ đông. Mặc dù được trang bị súng trường, nhưng do bị tấn công bất ngờ khi trời tối và không gian chật hẹp trong hang mà 2 tên đã bị thiệt mạng, bao gồm cả tay lãnh đạo. 2 tên khác bị thương. Gấu đen châu Á, có thể nặng tới 200kg, là một trong những loại gấu hung dữ nhất.