10.10.09

Bọ robot sinh học



Một thử nghiệm của ĐH California Berkeley, trong đó họ cấy các điện cực vào não của một con bọ, cho phép điều khiển nó từ xa qua sóng vô tuyến hoặc thông qua các đèn hiệu. Ý tưởng của việc cấy điện cực vào côn trùng nhằm điều khiển nó không còn quá mới mẻ và cũng có nhiều thí nghiệm tương tự diễn ra. Nhưng có vẻ như nhóm nghiên cứu này đạt được khả năng điều khiển ấn tượng nhất, đặc biệt là với 1 côn trùng biết bay. Có một số ý kiến cho rằng cách tiếp cận này thực tế hơn việc chế tạo một robot dạng côn trùng. Tuy nhiên một số khác lo lắng về khía cạnh đạo đức của nó.

9.10.09

Phá dỡ tàu ngầm hạt nhân cũ ở Nga

Dự kiến đến hết năm tới, sẽ có tổng cộng 191 tàu ngầm hạt nhân cũ của Nga được tháo dỡ, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Mỹ, Anh, Na uy, Canada, Ý, Nhật, Úc, Đức. Cho đến cuối chiến tranh lạnh, LX đã chế tạo gần 260 tàu ngầm hạt nhân. Tuy nhiên, sau khi LX sụp đổ, Nga chỉ đủ sức duy trì 1 số lượng rất nhỏ trong đó. Số còn lại phải được tháo dỡ, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, chủ yếu là Mỹ, nước đã chi hơn 15 tỷ dollar từ 1993 tới nay. Chi phí để tháo dỡ một tàu ngầm hạt nhân là 7 triệu dollar. Không phải ngẫu nhiên mà đa số các nước đóng góp chính là những cường quốc hàng hải gần Nga. LX đã từng đánh chìm nhiều bộ phận nhiễm phóng xạ xuống bắc băng dương như là 1 cách tháo dỡ rẻ tiền nhất.

4.10.09

Người TQ học ăn bằng nĩa


Trong dịp chuẩn bị cho lễ quốc khánh vừa qua, có rất nhiều xe cơ giới quân sự được triển khai trong Bắc kinh, bao gồm cả các xe bếp dã chiến. Điều làm nhiều người tq không hài lòng là biểu tượng trên xe lại bao gồm muỗn và nĩa, những vật dụng tiêu biểu của phương tây thay vì đũa như truyền thống á đông.



Tuy vậy, nói chung thì trong hơn 1 thập kỉ hiện đại hóa vừa qua, năng lực hậu cần của quân đội tq, bao gồm việc cấp dưỡng, đã được nâng cao rất nhiều, với việc sử dụng rộng rãi các xe bếp dã chiến và các khẩu phần dã chiến. Nó không chỉ đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời thức ăn cho quân đội khi tác chiến, và đối với nhiều lính có xuất thân từ những vùng quê nghèo, những phần ăn của quân đội là những thứ ngon nhất họ từng được ăn. Và tất nhiên là đa số vẫn dùng đũa.



Napoleon từng có câu nói nổi tiếng rằng 'một đạo quân hành quân trong cái dạ dày của mình'. Câu này ám chỉ tầm quan trọng của hậu cần nói chung, trong đó có vấn đề cung cấp thức ăn cho binh lính. Các bếp dã chiến vẫn luôn là một phần quan trọng không thể thiếu, nhưng đồng thời vẫn cần có các phần ăn dã chiến, lương khô để cá nhân từng người lính có thể đem theo và ăn khi mà không có bếp ăn trên chiến trường.



Hồi cuối tháng 7 vừa qua, một đại tá lục quân Mỹ, Henry A.Moak Jr, trong buổi tiệc nhân dịp về hưu của mình, đã mở một hộp lương khô C-ration và ăn dưới sự chứng kiến của bạn bè, một vị tướng về hưu khác tham gia buổi tiệc cũng thưởng thức 1 phần của nó. Điều đặc biệt là đại tá Moak đã lấy hộp này từ năm 1973 và hứa rằng sẽ mở và ăn nó vào dịp về hưu của mình. Vào thời điểm đó, nó đã được "4 năm tuổi". Như vậy, hộp thức ăn này cho tới nay đã trải qua 40 năm và vẫn ăn được.



C-ration ra đời trong thế chiến thứ 2, giống như đồ ăn đóng hộp, có thể được ăn ngay. Một khẩu phần nặng khoảng hơn 2kg, gồm 3 hộp, đủ ăn cho 1 ngày. Ngoài ra còn có 3 hộp nhỏ chứa đồ tráng miệng. Thực đơn khá nghèo nàn, ngoài ra đồ hộp khá nặng nề và thường gây nhiều tiếng động. Ngoài ra còn có K-ration, đựng trong túi và D-ration dưới dạng thanh. Chúng là khẩu phần dùng cho các chiến dịch đột kích sâu vào phòng tuyến đối phương, do đó nhẹ hơn và chứa nhiều năng lượng hơn. Dân chúng nhiều nơi tại châu Âu đã sống nhờ những khẩu phần này sau khi được giải phóng khỏi phát xít Đức.



Không được binh lính yêu thích, C-ration bị thay thế bởi MRE từ cuối những năm 70. So với C-ration, MRE có nhiều lợi điểm hơn. Nó được chứa trong các túi nhựa thay vì hộp kim loại nên nhẹ hơn và không gây tiếng động. Ngoài ra, thực đơn cũng đa dạng hơn. MRE có 24 loại khác nhau, và thường xuyên được thay đổi, thường là hàng năm. Mỗi bịch MRE cung cấp khoảng 1250 calories. Ngoài ra còn có các phần ăn đặc biệt cho mùa đông, chứa 1540 calories, và các phần ăn không chứa thịt heo cho người theo đạo hồi hay do thái, cũng như các phần ăn chay.



Bên cạnh đó, quân đội Mỹ cũng cung cấp các phần ăn dùng cho các hoạt động cứu trợ, chúng gồm 1 túi lớn chứa 3 phần ăn và làm từ thực vật để bảo đảm rằng mọi nền văn hóa và tôn giáo có thể chấp nhận.



Canada sử dụng khẩu phần dã chiến gọi là IMP. Không như MRE, một bịch cho 1 bữa ăn, IMP gồm 1 hộp lớn chứa 3 bữa ăn, với 3 vị khác nhau, mỗi phần cũng cung cấp khoảng 1200 calories.



Pháp thì có RCIR, một số dưới dạng bịch hoặc đóng hộp. Và không hổ danh là đất nước của ẩm thực, RCIR có nhiều thực đơn mà các nước khác không có, như thỏ, cừu, bê…



Người Anh cũng chuyển từ đồ hộp sang dạng túi. Họ còn cung cấp các phần ăn 4 người cho các đội lính tăng và phần 10 người cho các đội xe thiết giáp chiến đấu (IFV) Warrior. Còn người Đức thì chứa thức ăn trong các khay giấy kim loại. Người Nga thì vẫn sử dụng đồ hộp. Thực đơn thường là thịt bò, xúc xích và cá.



Nếu xét về độ ngon miệng thì có lẽ RCIR của người Pháp vẫn là số 1, người ta đồn rằng trong 'giá chợ đen' khi binh lính trao đổi cho nhau là 1 phần RCIR lấy 5 phần MRE. Còn nói về mức độ đa dạng thì MRE với 24 vị khác nhau là số 1.





Như vậy đa số quân đội đã chuyển từ dạng đóng hộp thiếc sang đựng trong túi, bịch…Tuy vậy, dạng đóng hộp vẫn còn 1 lợi thế, là bảo quản được lâu hơn. Nhưng lợi thế này cũng không quá quan trọng vì có lẽ cũng không ai có nhu cầu trữ quân lương tới 40 năm!

"Olympic" tình báo ở Afghanistan

Từ 2007 trở về trước, Afghanistan được gọi là nơi đang diễn ra "Olympic của các lực lượng đặc nhiệm" vì Mỹ và đồng minh đã triển khai ở đây rất nhiều đơn vị đặc biệt của mình, những đơn vị này đến từ khắp nơi trên thế giới và chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số binh lính được triển khai ở đây so với các cuộc chiến khác.

Còn hiện nay đang là Olympic tình báo, chỉ khác là lần này chỉ gồm người Mỹ. Một lượng nhân lực lớn chưa từng có đang được đổ vào Afghanistan. Những cơ quan tình báo chính đóng góp nhân viên của mình bao gồm:

CIA, cục tình báo trung ương, nhiệm vụ của nó là thu thập tin tức tình báo tại mọi ngõ ngách trên thế giới và xử lý, phân tích lượng thông tin đó. Phần lớn những người được tăng cường đến Afghanistan lần này là các đặc vụ thực địa, những người trực tiếp thu thập thông tin. Đa số là các cựu quân nhân được CIA tuyển dụng. Tuy vậy, số đặc vụ này nhỏ hơn số với số lượng nhân viên ở lại Mỹ hay những nước xung quanh.

NSA, cục an ninh quốc gia. NSA thu thập tất cả thông tin được truyền đi dưới dạng tín hiệu (radio, điện thoại, vệ tinh, internet…). Ngoài ra nó còn có nhiệm vụ mã hóa thông tin của Mỹ và phá mã thông tin của đối phương.

NGA, cục tình báo địa không gian, chuyên xử lý dữ liệu từ ảnh vệ tinh, không ảnh…để tạo, cập nhật bản đồ cũng như những dạng thông tin có ích khác. Thông có thể được cập nhật hàng ngày và tải trực tiếp xuống laptop của các chỉ huy.

NRO, cơ quan trinh sát quốc gia, chuyên chế tạo và duy trì hoạt động của các vệ tinh do thám.

DIA, cục tình báo quốc phòng, một dạng CIA của bộ quốc phòng.

Bộ ngoại giao, tuy không phải là một cơ quan chuyên trách, nó vẫn có một mảng hoạt động chuyên về tình báo.


Bộ ngân khố, một trong những nhiệm vụ chính của nó là điều tra các hoạt động làm tiền giả, rửa tiền, các hoạt động tài chính phi pháp khác, do đó nó cũng được huy động vào cuộc chiến này, chủ yếu để theo dõi dòng tiền có được từ hoạt động trồng và chế tạo heroin tại Afghanistan.