13.6.09

F-22 đa năng


Không quân Mỹ vừa hoàn thành một đợt nâng cấp rất quan trọng cho F-22, tạo cho nó khả năng tấn công mục tiêu mặt đất, từ đó biến nó thành một máy bay đa năng. Mục đích của F-22 trước kia là chiếm quyền kiểm soát bầu trời trong chiến tranh.

Đợt nâng cấp này cho phép F-22 mang theo SDB, loại bom vệ tinh thế hệ 2, nâng cấp radar AESA để có thêm tính năng quét mặt đất. Ngoài ra, đợt nâng cấp còn tăng thêm tuổi thọ của F-22, từ 8,000 giờ theo thiết kế lên 13,000 giờ.

Silent Eagle 'yên lặng' tới đâu



Khi Boeing giới thiệu ý tưởng về phiên bản tàng hình của F-15 vào tháng 3, họ tuyên bố rằng diện tích bề mặt phản xạ radar của nó tương đương với phần trước của F-35. Và hiện họ đang thực hiện nhiều lần nghiên cứu để đo đạc chính xác các mức tàng hình của F-15SE. Theo lời Boeing, vấn đề không phải là giảm được diện tích phản xạ radar tới đâu, mà là chuyện chính phủ Mỹ cho phép xuất khẩu ở mức nào, vì F-15SE được nhắm chủ yếu tới thị trường xuất khẩu. Đặc biệt là những nước đang sử dụng F-15 như Hàn quốc, Nhật, Singapore hay Arab Saudi.

Tính năng tàng hình của F-15SE đạt được chủ yếu từ việc đưa vũ khí vào trong khoang chứa kín, nơi trươc đây là thùng nhiên liệu phụ. Sử dụng vật liệu hấp thụ radar (RAM). Chỉnh cánh đuôi sang dạng chữ V. Và dùng bộ chặn sóng radar ở cửa hút gió động cơ. Boeing còn đề nghị việc cải tiến những mẫu F-15 cũ sang phiên bản 'tàng hình'.

Silent Eagle 'yên lặng' tới đâu


Khi Boeing giới thiệu ý tưởng về phiên bản tàng hình của F-15 vào tháng 3, họ tuyên bố rằng diện tích bề mặt phản xạ radar của nó tương đương với phần trước của F-35. Và hiện họ đang thực hiện nhiều lần nghiên cứu để đo đạc chính xác các mức tàng hình của F-15SE. Theo lời Boeing, vấn đề không phải là giảm được diện tích phản xạ radar tới đâu, mà là chuyện chính phủ Mỹ cho phép xuất khẩu ở mức nào, vì F-15SE được nhắm chủ yếu tới thị trường xuất khẩu. Đặc biệt là những nước đang sử dụng F-15 như Hàn quốc, Nhật, Singapore hay Arab Saudi.

Tính năng tàng hình của F-15SE đạt được chủ yếu từ việc đưa vũ khí vào trong khoang chứa kín, nơi trươc đây là thùng nhiên liệu phụ. Sử dụng vật liệu hấp thụ radar (RAM). Chỉnh cánh đuôi sang dạng chữ V. Và dùng bộ chặn sóng radar ở cửa hút gió động cơ. Boeing còn đề nghị việc cải tiến những mẫu F-15 cũ sang phiên bản 'tàng hình'.

11.6.09

Chia buồn



KTCNQS gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đại úy phi công Trần Thanh Nghị đã hy sinh trong vụ tai nạn sáng ngày 6/9 tại Thanh Hóa.



Su-22 là bản xuất khẩu của Su-17. Được phát triển lên từ Su-7, Su-17 là máy bay tấn công mặt đất cánh cụp cánh xòe, nhờ đó tăng tải trọng vũ khí. Ra đời những những năm 60-70, Su-17/22 có thể coi như thuộc thế hệ thứ 3, nghĩa là đã lạc hậu ở thời điểm này. Cho dù đã được nâng cấp các thiết bị điện tử thì những hạn chế và hao mòn về cấu trúc máy bay, động cơ…vẫn khó có thể cải thiện được. Mất mát lớn nhất trong vụ tai nạn này, như mọi khi, vẫn là con người.

"Chiến tích" đầu tiên của Gripen


Một chiếc Gripen của không quân Thụy Điển khi bay thấp (khoảng 50-100m) ngang một trang trại đã làm chết 31 con gà mái ở đây. Tiếng gầm rú của chiếc phản lực cả đã làm cả đàn gà hoảng sợ và cùng bỏ chạy tán loạn về phía một bức tường, 31 con đã bị dẫm đạp đến chết. Ban đầu, ngườ chủ trang trại yêu cầu bồi thường nửa triệu dollar, nhưng số tiền này sau đó giảm còn 775 dollar.

Gripen là mẫu máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ thế hệ thứ 4. Nó có khả năng hoạt động tốt với những đường băng dã chiến ngắn, thậm chí được thiết kế để cất và hạ cánh trên đường bộ thông thường. Gripen được trang bị một kính hiển thị 3 chiều góc rộng và cảm biến hồng ngoại cho tấn công mặt đất và trinh sát. Nó chính thức được đưa vào biên chế 1996.

Dài x sải cánh x cao = 14.1m x 8.4m x 4.5m. Khối lượng cất cánh tối đa 13t. Một động cơ phản lực Volvo với sức đẩy tối đa 8211kg. Sắp tới nó có thể sẽ được nâng cấp để trang bị radar AESA.


10.6.09

Kẻ chỉ điểm giấu mặt


Trong thời gian qua, báo chí phương tây khá ồn ào về chuyện CIA công khai thừa nhận việc sử dụng những thiết bị vô tuyến mini để dẫn đường cho các vụ tấn công bằng UAV vào các mục tiêu Taliban và Al Qeada ở Afghanistan và Pakistan. Về mặt công nghệ, đây không phải là điều gì mới mẻ, nhưng hiếm khi giới tình báo quân sự thừa nhận việc mình sử dụng chúng.

Trong những năm qua, giới quân sự đã chi khá nhiều tiền của cho các thiết bị theo dõi, định vị và chỉ điểm, hay TTL. Công nghệ cụ thể thì vẫn là bí mật, nhưng về cơ bản, chúng thường dựa vào cơ chế phản xạ laser, thiết bị RFID công suất lớn…và có kích thước rất nhỏ, có thể được giấu trong sợi hay giấy.

Một số thực chất tồn tại trong các ứng dụng dân sự, ví dụ như những chip GPS tích hợp trong một số loại điện thoại. Tuy vậy, những thiết bị ứng dụng trong quân sự có kích thước nhỏ hơn rất nhiều.

RFID, công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến, là một thiết bị được ứng dụng rất rộng rãi trong ngành kinh doanh bán lẻ, quản lý kho hàng, thay thế cho mã vạch. RFID được dán vào một mặt hàng nào đó, và bên trong chứa thông tin liên quan đến mặt hàng đó. Một đầu đọc ở gần đó có thể thu nhận tín hiệu vô tuyến từ RFID và lấy thông tin mà không nhất thiết phải dùng một máy quét laser quét trực tiếp qua mã vạch như trước kia. Các RFID của giới quân sự và tầm hoạt động xa hơn. Bình thường chúng ở trạng thái nghỉ, và được kích hoạt bằng một xung radar nhất định và bắt đầu phát tín hiệu. Những RFID trong siêu thị có tầm phát sóng vài mét, còn của quân sự có thể 20km. Những thiết bị này có kích thước bằng cỡ một thẻ tín dụng, và có thể cung cấp thông tin về vị trí có độ sai lệch 1m. Những thiết bị này giúp cho máy bay định vị chính xác mục tiêu cần tấn công.

Một công nghệ khác sử dụng những thiết bị phản xạ laser bằng silion cực nhỏ. Khi một tia laser chiếu vào, thiết bị sẽ được kích hoạt và bắt đầu phát tín hiệu để truyền thông tin. Thông tin đó có thể chỉ đơn giản là vị trí của thiết bị, hoặc là quãng đường nó đã di chuyển kể từ lần phát tín hiệu gần đây nhất, hoặc là dữ liệu âm thanh, hình ảnh nó thu thập được.

Một công nghệ khác cho phép 'dệt' những sợi nhôm vào giấy, vải hay một số vật liệu khác. Những sợi nhôm này chỉ dài 65.mm và đường kính 1.5mm. Những sợi này được đan sao cho khi được radar chiếu vào sẽ tạo ra những tín hiệu phản xạ khác nhau và có thể phân biệt được. Một mảnh giấy để cuộn thuốc lá có thể là vật dùng để dẫn đường cho tên lửa từ cách xa nhiều km.

Một số công nghệ khác đã được đề cập đến nhưng không ai biết rõ đã từng được sử dụng chưa vì chúng nghe có vẻ hơi viễn tưởng, như việc xác định dấu vân tay từ xa, hay khuyếch đại mùi để xác định từng cá nhân cụ thề từ xa.

9.6.09

Midway

(4-7/6/1942)

Kế hoạch chiến tranh của Hải quân Nhật

Đô đốc Isoruku Yamamoto, tổng tư lệnh hạm đội liên hợp Nhật, đã bị choáng váng bởi cuộc tập kích đường không ngày 18/4/1942 của 18 chiếc máy bay ném bom hạng trung B-25 do trung tá Doolittle chỉ huy. Những máy bay này cất cánh từ trên boong của tàu sân bay Hornet, được hỗ trợ bởi tàu sân bay Enterprise, cách Nhật Bản khoảng 650 hải lý. Những máy bay này tấn công Tokyo, Yokosuka, và một số vị trí khác. Chúng không gây nhiều thiệt hại về vật chất, nhưng ảnh hưởng mạnh đến tinh thần người Nhật, vốn đang rất hưng phấn sau vụ tập kích Trân Châu Cảng. Bởi nếu máy bay Mỹ có thể tấn công Tokyo, nó cũng có thể ném bom Hoàng cung, và có thể làm hại Nhật Hoàng. Đối với Yamamoto, hành động này phải được cứu vãn, đồng nghĩa với một trận chiến quyết định. Ngay từ tháng 3, Yamamoto đã tập trung thuyết phục bộ tổng tham mưu hải quân Nhật rằng kế hoạch tấn công các đảo Samoa và Fiji phải bị huỷ bỏ để tập trung vào đảo Midway ở trung tâm Thái Bình Dương.
Kế hoạch cho trận đánh được Yamamoto cùng bộ tham mưu của mình lập ra. Toàn bộ lực lượng của Hạm đội liên hợp sẽ được phái đến để giao chiến với Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ quanh Midway. Việc tấn công và chiếm Midway chỉ là mục tiêu phụ, mục tiêu quan trọng nhất là tiêu diệt toàn bộ lực lượng tàu sân bay của hải quân Mỹ, khi chúng được phái đến để tăng viện cho Midway. Việc triệt tiêu lực lượng tàu sân bay Mỹ đồng nghĩa với việc loại luôn Hải quân Mỹ khỏi cuộc chiến vì sau khi hầu như toàn bộ số thiết giáp hạm của Mỹ bị tiêu diệt ở Trân Châu Cảng, tàu sân bay là chỗ dựa cuối cùng cho hải quân Hoa Kỳ.
Lực lượng của hạm đội liên hợp gồm 7 thiết giáp hạm, 10 tàu sân bay, 24 tuần dương hạm, và hơn 70 khu trục hạm, được phân chia ra thành khoảng 6 hạm đội. Đô đốc Yamamoto sẽ chỉ huy Thành phần chính, gồm các thiết giáp hạm Yamato, Nagato, Mutsu, những thiết giáp hạm mạnh nhất của hải quân Nhật. Ngoài ra, còn có tàu sân bay hạng nhẹ Hosho, với 8 máy bay chống tàu ngầm và nhiều khu trục hạm.
Hạm đội hàng không thứ nhất do phó đô đốc Nagumo Chuichi chỉ huy. Hạt nhân sức mạnh là 6 tàu sân bay hạng nặng. 2 thiết giáp hạm, 2 tuần dương hạm hạng nặng và một hải đội khu trục hạm sẽ tạo thành vành đai bảo vệ lực lượng tàu sân bay. Đây sẽ là lực lượng chính thực hiện kế hoạch của Yamamoto. Kỳ hạm của Nagumo là tàu sân bay hạng nặng Akagi.
Lực lượng đột kích Aleutians, do phó đô đốc Hosogaya chỉ huy. Lực lượng của nó gồm tàu sân bay hạng nhẹ, Ryujo, và chiếc Junyo, một tàu chở khách được biến đổi thành tàu sân bay. 4 thiết giáp hạm, Ise, Hyuga, Fuso, Yamashiro cùng mội đội tuần dương hạm và thiết giáp hạm.
Đô đốc Kondo Nobutake sẽ chỉ huy hạm đội 2, gồm các thiết giáp hạm Kongo, Haruna, tàu sân bay hạng nhẹ Zuiho. Nhiệm vụ của ông ta là bảo vệ cho lực lượng đổ bộ dưới quyền chuẩn đô đốc Tanaka Raizo.
Đầu tiên, Hosogaya sẽ tấn công các cơ sở của hải quân Mỹ ở cảng Dutch, quần đảo Aleutian (tây nam bang Alaska) để nhử tàu sân bay Mỹ quay về bảo vệ Alaska. Tiếp theo là một đợt không kích từ những tàu sân bay của Nagumo vào Midway. Sau đó, Nagumo sẽ ở tại chỗ và đợi hải quân Mỹ đến. Lực lượng Nhật cũng sẽ chiếm một số đảo ở quần đảo Aleutian, và đảo Midway. Rồi Thành phần chính cùng với lực lượng hỗ trợ của Kondo sẽ đánh đắm bất cứ tàu chiến nào của Mỹ. Ngoài ra, Yamamoto hy vọng sẽ có thể giảm được quy mô của lực lượng Mỹ bằng cách thiết lập một vành đai tàu ngầm được triển khai phía tây bắc quần đảo Hawaii vào khoảng 1/6/1942.
Kế hoạch này được trình lên Bộ tổng tham mưu hải quân và được chấp nhận. Tuy vậy, lục quân muốn theo đuổi kế hoạch riêng của mình: chiến dịch MO.
Chiến dịch MO, chiếm đảo Tulagi và cảng Moresby trong vùng biển San hô, được sự hỗ trợ của 2 tàu sân bay hạng nặng Shokaku và Zuikaku. Đây là một sự phân chia nghiêm trọng lực lượng của Nagamo, 2 tàu sân bay này là 1/3 sức mạnh của Hạm đội hàng không số 1.
Sở dĩ đô đốc Yamamoto cho phép những tàu sân bay này tham gia MO vì ông tin rằng hải quân Mỹ đã hoàn toàn bị đánh bại và không thể phát động những chiến dịch lớn nữa. Nhưng ông đã lầm, trong trận hải chiến trên vùng biển San hô (8/5/1942), cả 2 chiếc tàu sân bay trên, cùng tàu sân bay hạng nhẹ Shoho, đã bị loại khỏi vòng chiến.

Trò chơi mật mã

Joseph Rochefort là chỉ huy của Văn phòng tình báo tác chiến. Đứng đầu một đội gồm những chuyên gia về toán, truyền thông, và mã hoá, Rochefort đã phá được mật mã của hải quân Nhật từ trước khi cuộc chiến bắt đầu và có thể đọc được ít nhất 10% nội dụng từ các bức điện của quân Nhật.
Trên lý thuyết, 10% là một con số nhỏ, nhưng với một người thông minh như Rochefort, chúng vẫn có thể có ích. Vào cuối tháng 4/1942, một số tín hiệu radio bị chặn lại và giải mã, nó cho thấy quân Nhật đang chuẩn bị cho một chiến dịch trong vùng biển San hô. Đô đốc Nimitz, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương đã dựa vào những thông tin đó để chuẩn bị kế hoạch đối phó.
Trong khi mà lực lượng Nhật và Mỹ vẫn còn đang giao chiến với nhau ở biển San hô, các nhân viên của Rochefort nhận thấy một sự tăng vọt các tín hiệu radio của phía Nhật. Họ khám phá ra rằng một chiến dịch mới đang hình thành, và sẽ bao gồm tất cả các đơn vị hạm đội mà người Nhật có thể có. Trong các thông điệp của phía Nhật, có nhắc đến địa danh “AF”, mặc dù không có chứng cứ cụ thể, nhưng Phòng tình báo cho rằng, AF ám chỉ Midway. Tuy vậy, những sĩ quan cấp cao tin rằng, nếu ở Thái Bình Dương có một nơi nào đó đáng để tập trung một lực lượng lớn đến vậy thì đó chỉ có thể là Midway.
Để chứng minh, Rochefort sử dụng một mẹo nhỏ. Ông yêu cầu Midway gửi đi một thông điệp, qua sóng vô tuyến không mã hoá, rằng máy lọc nước biển gặp trục trặc. Và ngay sau đó, các nhân viên của Rochefort bắt được một bức điện có nội dung “AF gặp vấn đề với máy khử muối của mình”.
Những gì mà Phòng tình báo cung cấp cho Nimitz thật vô giá. Đầu tiên, ông biết rằng mục tiêu của Yamamoto là Midway. Thêm nữa, ông cũng biết về vành đai tàu ngầm mà Yamamoto sắp thiết lập, cho phép ông triển khai lực lượng một cách an toàn. Cuối cùng, ông có thể yên tâm tập trung tất cả lực lượng quanh Midway.

Những chuẩn bị cuối cùng

Sau khi chiếc tàu sân bay Lexington bị chìm ở biển San hô, trong tay Nimitz chỉ còn 3 tàu sân bay là Enterprise, Hornet, và Yorktown. Tuy nhiên, vấn đề là phó đô đốc Halsey “Bò hoang”, người chỉ huy tàu sân bay cự phách và can trường của hạm đội, lại bị ốm. Trong bệnh viện, Nimitz đề nghị Halsey cử người thay thế. Halsey chọn chuẩn đô đốc Raymond A.Spruance, là người chỉ huy đội tuần dương hạm bảo vệ cho Halsey, để chỉ huy trận hải chiến quan trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Vài ngày sau, đô đốc Fletcher cùng tàu sân bay Yorktown về đến Trân Châu Cảng sau thắng lợi ở biển San hô. Nhưng chiếc Yorktown bị hỏng khá nặng và phải cần đến 3 tuần để sửa chữa. Nimitz không thể đợi lâu như vậy, bằng mọi cách, Yorktown phải ra biển trước 30/5 để tránh vành đai tàu ngầm.
Với 1300 người tham gia, việc sửa chữa Yorktown hoàn thành trong thời gian kỷ lục. Tuy vậy, vẫn còn nhiều hạng mục chưa hoàn thành. Nimitz cũng yêu cầu Bộ tư lệnh tàu ngầm Thái Bình Dương (COMSUBPAC) triển khai 2 vành đai tàu ngầm ở tây và bắc Hawaii để hỗ trợ sự rút lui của hạm đội trong trường hợp họ thất bại ở Midway. Ông còn cho chuyển hầu hết số máy bay hiện có tới Midway. 28/5, đô đốc Spruance trên chiếc kỳ hạm Enterprise khởi hành, rời khỏi Trân Châu Cảng.
Ngày 1/6, tàu sân bay Saratoga rời cảng San Diego, California, hối hả hướng về Midway, hy vọng kịp tham gia trận đánh, nhưng nó đã không đến kịp.
Khoảng 2h40, ngày 3/6/1942, quân Nhật tấn công cảng Dutch, nằm ở điểm cuối cùng của Alaska. Không có đơn vị lớn nào ở đây, và căn cứ bị hư hại nặng. Một máy bay Zero của Nhật bị hư hại trong cuộc không kích đã rơi xuống một hòn đảo nhỏ không xa cảng Dutch. Viên phi công thiệt mạng, nhưng máy bay thì chỉ bị hư hại nhẹ. Tàu ngầm Nhật không thể xác định vị trí máy bay rơi, nhưng người Mỹ thì có, và họ đã khám phá ra nhiều điều từ chiếc Zero này.
Cách đó hàng trăm km về phía nam, những phi công ở căn cứ Midway cũng bắt đầu thức dậy. Nhưng phi cơ trinh sát cất cánh đi làm nhiệm vụ. Vào khoảng 9h sáng, lực lượng đổ bộ của chuẩn đô đốc Tanaka Raizo bị phát hiện. Một số máy bay từ Midway cất cánh và tấn công đội tàu này, nhưng không gây nhiều thiệt hại.
Những tàu sân bay Mỹ tiếp tục giữ nguyên vị trí ở phía bắc Midway, chờ đợi kẻ thù xuất hiện. Đô đốc Fletcher đưa chiếc Yorktown lại gần Midway hơn. Trận chiến lớn đang tới gần.

Trận hải chiến quan trọng nhất lịch sử thế giới hiện đại

Ngày 4/6/1942, trên đảo Midway, lúc 2h30 sáng, những đội bay bắt đầu thức giấc. Chỉ 15 phút sau, những đồng nghiệp bên kia chiếc tuyến của họ cũng đã sẵn sàng. Những phi công và nhân viên không lực thuộc Hạm đội hàng không số 1 bắt đầu tập trung trên boong tàu, chuẩn bị cho đợt không kích Midway.
4h30, những máy bay đầu tiên cất cánh khỏi sàn tàu sân bay, 108 chiếc từ 4 tàu sân bay cỡ lớn: Akagi (kỳ hạm), Kaga, Soryo, và Hiryu. Trước đó nửa giờ, các máy bay trinh sát của Nhật cũng được phóng đi, nhưng số lượng rất ít.
Gần 6h, tín hiệu về các máy bay Nhật bắt đầu hiện lên trên màn hình radar. Midway phóng đi tất cả các máy bay hiện có. Gồm 27 tiêm kích cơ do thiếu tá Floyd Parks chỉ huy, 6 máy bay phóng lôi, 4 máy bay ném bom hạng trung, 11 máy bay ném bom bổ nhào, 19 chiếc B-17, cùng 48 máy bay khác.
Phi đội của Thiếu tá Parks không thể ngăn chặn tốp ném bom của Nhật vì gặp những chiếc Zero đi hộ tống. 15 tiêm kích cơ Mỹ bị bắn hạ, và họ không thể bảo vệ Midway khỏi cuộc oanh tạc, nhiệm vụ đó giờ đây trông cậy vào các lực lượng phòng không mặt đất. Tổng số thiệt hại của phía Nhật trên vùng trời Midway là 15 chiếc, cùng khoảng 32 chiếc nữa bị hư hại. Phía Nhật đã ném bom phá huỷ nhiều cơ sở hạ tầng trên đảo, nhưng không thể ném bom bất cứ phi cơ nào vì người Mỹ đã kịp cho cất cánh toàn bộ.
Thậm chí ngay trước khi Midway bị tấn công, đô đốc Nagumo cũng đã gặp bất lợi khi vị trí của họ bị máy bay Mỹ phát hiện. Vào khoảng 5h53, thông tin này đã đến được với tàu Enterprise, Yorktown và Trân Châu Cảng.
Lúc 7h sáng, đợt tấn công của phía Mỹ vào các tàu sân bay Nhật bắt đầu. Tham gia lực lượng này chủ yếu là các máy bay cất cánh từ Midway và một số máy bay phóng lôi từ tàu sân bay Hornet. Họ bị những chiếc Zero của Nhật bao vây, bị hoả lực phòng không từ hạm đội Nhật bủa vây. Nhiều chiếc bị bắn rơi và hạm đội của Nagumo hầu như vô sự.
Nagumo quan sát cuộc tấn công đầu tiên của quân Mỹ từ đài chỉ huy mà không mấy ấn tượng. dù vậy, nó cũng khiến ông tin rằng cần phải ném bom Midway thêm một lần nữa. Nhưng cùng lúc đó, đô đốc Spruance, sau khi nhận được tin tức từ máy bay trinh sát, đã cho hạm đội của mình tiến về phía kẻ thù để giảm khoảng cách. Vào lúc khoảng 7h, khi mà các máy bay Nhật bắt đầu rời khỏi vùng trời Midway thì phía Mỹ tính toán nhanh rằng nếu họ phóng các máy bay của mình ngay bây giờ, họ có thể tấn công tàu sân bay Nhật khi mà những máy bay đang được lắp vũ khí trên boong, một tình thế rất hiểm nghèo cho phía Nhật. Vì vậy, cả Enterprise và Yorktown bắt đầu phóng đi các máy bay của mình, từ khoảng 7h đến 7h55. Chuẩn đô đốc Mitscher sẽ chỉ huy chiếc Hornet tác chiến độc lập.
Trong khi đó, Nagumo lại tiếp tục bị tấn công dồn dập. Mặc dù không bị hư hại gì, nhưng chúng càng khiến cho Nagumo tin chắc rằng, cần có thêm một cuộc không kích thứ hai nhằm vào Midway. Lúc 7h15, Nagumo ra lệnh vũ trang cho những máy bay của mình bằng bom thay vì ngư lôi. Lúc 7h30, máy bay trinh sát báo cho Nagumo biết rằng có khoảng 10 tàu chiến đang ở khu vực gần đó. Mặc dù khá lo lắng về sự hiện diện này, Nagumo vẫn tin rằng không lực từ đảo Midway vẫn là mối đe dọa lớn nhất, vì vậy, việc lắp bom vẫn được tiếp tục.
Sự yếu kém của trinh sát đã làm hại Nagumo khi mà phải mất 1 tiếng sau, họ mới xác định được những tàu chiến đó là tàu sân bay. Lúc đó là 8h20, Nagumo lo lắng thật sự, ông không còn nhiều thời gian. Vì vậy, lệnh mới được ban ra, người ta gỡ bom khỏi máy bay và thay thế nó bằng ngư lôi. Chính dưới áp lực thời gian và sự thay đổi liên tục như vậy, bom sau khi được gỡ ra đã không được chuyển vào khoang chứa mà vẫn để trên boong. Và đó là một sai lầm chết người của phía Nhật, những tàu sân bay của họ đang dần trở thành một thùng thuốc súng nổi.
9h17, Nagumo chuyển hướng sang những tàu sân bay Mỹ. Nhưng chỉ 1 phút sau, ông thấy mình đang đối mặt với một tốp máy bay phóng lôi của đối phương. Đó là những máy bay thuộc liên đội VT-8 từ chiếc Hornet, tuy vậy những máy bay cũ kĩ và nặng nề này không phải là đối thủ của Zero. Chỉ có 1 phi công trong đội máy bay đó sống sót, thiếu úy George Gay. (Ngày 31/8/1995, một phi đội máy bay đã rải một phần tro hài cốt của Gay xuống nơi mà những bạn đồng chí của ông đã hy sinh).
Ngay sau đó là VT-6 từ Enterprise. Họ đến ngay trước mặt tàu sân bay Nhật và chiếc Kaga được chọn là mục tiêu. Pháo phòng không trên tàu cùng những chiếc Zero kháng cự dữ dội. 10 chiếc máy bay phóng lôi Mỹ bị hạ, bao gồm cả chiếc của sĩ quan chỉ huy Lindsey. Chỉ hơn một phút sau, chiếc Akagi thấy một tốp máy bay nữa tới, liên đội VT-3 từ Yorktown, đơn vị duy nhất có tiêm kích cơ đi theo hộ tống. Một lần nữa, họ không thể chống chọi lại những chiếc Zero. Máy bay Mỹ cố tập trung tấn công chiếc Hiryu, nhưng không thành công. Chỉ có 2 chiếc máy bay phóng lôi có thể trở về tàu mẹ.
Dù vậy, những cuộc tấn công vô vọng của những máy bay phóng ngư lôi cũng có tác dụng làm chậm quá trình chuẩn bị của người Nhật và làm xáo trộn đội hình tiêm kích cơ bảo vệ hạm đội. Mọi chuyện thay đổi vào khoảng 10h25, 3 liên đội máy bay ném bom bổ nhào SBD từ tàu Enterprise và Yorktown xuất hiện. Chúng do thiếu tá Cluskey chỉ huy. Khi bay đến vị trí mà hạm đội Nhật được báo cáo lần cuối, Cluskey không nhìn thấy gì cả. Trong lúc nhiên liệu đã gần cạn thì ông bỗng nhìn thấy vệt sóng dài từ một khu trục hạm Nhật, chiếc Arashii, đang có nhiệm vụ rải mìn chống tàu ngầm. Phi đoàn máy bay Mỹ quyết định bám theo chiếc Arashii, và chẳng mấy chốc, Hạm đội hàng không số 1 đã trong tầm mắt. Những biện pháp vận động để né tránh trong những đợt tấn công trước đã khiến đội hình hạm đội Nhật xáo trộn, và làm giảm sự hỗ trợ lẫn nhau giữa chúng. Cluskey chia đội của mình làm hai. VB-6 sẽ tấn công chiếc Akagi, còn VS-6 tấn công Kaga. Người Nhật không có ấn tượng mạnh về những chiếc máy bay ném bom này, những đợt tấn công thất bại của người Mỹ trước đó khiến họ chủ quan. Nhưng người Nhật quên rằng những con tàu khổng lồ của họ đang là những thùng thuốc nổ, với những quả bom nằm la liệt trên boong, những chiếc máy bay gắn đầy đạn dược và đang được tiếp xăng đậu đầy chật trên sàn tàu.
Mỗi Cluskey kéo mũi máy bay xuống, tạo một góc 70 độ, hướng thẳng vào chiếc Kaga. Mặc dù quả bom của ông đã trận mục tiêu, nhưng một đồng đội phía sau đã thả bom trúng ngay vào một chiếc máy bay đang đậu ở phần đuôi đường băng, khiến sàn tàu bốc cháy. Ngay sau đó, một quả bom khác xuyên qua thang nâng ở phía trước, phát nổ ngay giữa những chiếc máy bay đang được tiếp xăng và vũ trang trong khoang chứa máy bay. Sức nổ của nó làm vỡ tung những cửa sổ trên đài chỉ huy. Quả bom thứ ba kích nổ một chiếc xe bồn đậu ngay trước đài chỉ huy. Vụ nổ tiếp sau đó giết chết thuyền trưởng cùng các sĩ quan chỉ huy. Con tàu hoàn toàn mất điều khiển. Ngọn lửa bùng lên không thể kiểm soát nổi. Đến 17h, lệnh bỏ tàu được ban ra.
Chiếc akagi cũng trong tình cảnh tương tự. Quả bom đầu tiên đánh trúng thang nâng giữa, kích nổ số đạn dược chưa được cất. Quả thứ hai đánh vào những máy bay đang được vũ trang, kích nổ toàn bộ số đạn dược gắn trên chúng. Boong tàu Akagi chìm trong một loạt vụ nổ liên hoàn. Động cơ tàu ngừng hoạt động lúc 10h40. Đô đốc Nagumo rời chỉ huy sở đang bốc cháy của mình lúc 10h46, lệnh bỏ tàu được ban bố. Thuyền trưởng Aoki là người cuối cùng rời tàu, lúc 3h sáng ngày 5/6.
Chiếc Soryu bị trúng 3 quả bom, rải đều từ mũi tàu đến đuôi tàu, phá huỷ hầu như toàn bộ thang nâng, máy bay, bom đạn. Ngọn lửa dữ dội đến mức cánh cửa thép ở khoang chứa phải tan chảy. Con tàu ngừng hoạt động lúc 10h40. Thuyền trưởng Yanagimoto tự vẫn. Khoảng 19h20, con tàu chìm hoàn toàn.
Lúc này, phía Nhật chỉ còn duy nhất một tàu sân bay có thể hoạt động, là chiếc Hiryu. Vào khoảng 11h, Hiryu phái đi 18 chiếc máy bay ném bom, hộ tống bởi 6 tiêm kích cơ, để trả thù. Vào khoảng giữa trưa, những máy bay này tiến sát chiếc Yorktown, lúc này cũng đã phát hiện người Nhật qua radar (một kỹ thuật mới mà Nhật chưa có). Do đó, đội phi cơ tiêm kích của Mỹ kịp bay lên và chặn đánh, bắn rơi hầu hết máy bay ném bom Nhật. Nhưng vẫn có 7 chiếc thoát qua được. Và chiếc Yorktown bị trúng 3 quả bom, 5 lò hơi ngừng hoạt động, và vận tốc con tàu cũng giảm xuống mức chỉ khoảng 6 hải lý/h. Nhưng thủy thủ đoàn của Yorktown cũng đã kịp sửa chữa và phục hồi vận tốc con tàu ở mức 20 hải lý/h. Máy bay có thể hạ cánh, và tốp tiêm kích cơ thứ hai kịp xuất phát. Nhưng chiếc Hiryu cũng phái đi một đội thứ hai, gồm 10 máy bay phóng lôi và 6 tiêm kích cơ. Thuyền trưởng chiếc Yorktown, Buskmaster đã từng tránh thành công tất cả các ngư lôi trong trận chiến biển San Hô, nhưng lần này, chiếc Yorktown bị trúng 2 quả ngư lôi. Con tàu càng ngày càng bị nghiêng, buộc Buckmaster phải ra lệnh bỏ tàu, vào khoảng 15h.
Nhưng người Mỹ mới là những người có tiếng nói cuối cùng trong ngày này. Từ trên chiếc Enterprise, 24 máy bay ném bom, nhiều chiếc được chuyển từ Yorktown sang, cất cánh tấn công chiếc Hiryu. Lúc 14h50, Hiryu bị máy bay trinh sát phát hiện. 13 máy bay ném bom tấn công Hiryu khi những phi công của nó đang ăn, 11 chiếc khác tấn công những thiết giáp hạm hộ tống. Hiryu bị trúng liên tiếp 4 quả bom. Boong tàu hoàn toàn bị phá huỷ, khoang chứa máy bay chìm trong biển lửa. Nhưng phần dưới con tàu vẫn chưa bị ảnh hưởng, và nó vẫn có thể lao đi với vận tốc 30 hải lý/h. Tuy vậy, ngọn lửa cũng nhanh chóng ln xuống dưới, khiến động cơ ngừng hoạt động. Thủy thủ đoàn rời tàu vào khoảng 3h15 sáng hôm sau, 5/6.
Trong khi cả 4 chiếc tàu sân bay của Nhật hoàn toàn bị đánh chìm, thì chiếc Yorktown dường như vẫn còn có thể được cứu. Đô đốc Fletcher phái một đội tàu cứu hộ đến kéo Yorktown về Trân Châu Cảng, thuyền trưởng Buckmaster cùng một thủy thủ nhỏ cũng đã quay trở lại tàu. Nhưng một chiếc tàu ngầm Nhật, chiếc I-168 đã lọt qua được vành đai bảo vệ gồm 4 khu trục hạm để đánh đắm chiếc Yorktown cùng một tàu hộ tống, chiếc Hammann vào chiều ngày 6/5.
Đô đốc Yamamoto, trong một nỗ lực cuối cùng để tìm kiếm một điều gì đó, đã ra lệnh pháo kích Midway. Nhiệm vụ này được giao cho đô đốc Kurita, chỉ huy hải đội tuần dương hạm mới nhất và nhanh nhất Nhật Bản. Nhưng vào lúc 0h sáng ngày 5/6, Yamamoto rút lại lệnh của mình. Khi đang trên đường quay về, Kurita phát hiện một tàu ngầm Mỹ, ông ra lệnh tất cả các tàu rẽ ngoặt một góc 45 độ để tránh. Trong quá trình vận động, 2 tuần dương hạm hạng nặng Mogami và Mikuma va chạm với nhau, khiến chúng không thể đi nhanh được.
Sang ngày 6, máy bay từ Enterprise và Hornet phát hiện ra 2 chiếc này và tấn công dồn dập. Chiếc Mikuma bị đánh chìm, còn Mogami bị hỏng nặng.

Kết quả

Trận chiến Midway đã kết thúc, thiệt hại cho phía Nhật hết sức nặng nề. 4 tàu sân bay hạng nặng, 1 tuần dương hạm, 272 máy bay, 100 phi công, 3400 thủy thủ, 3 thuyền trưởng hàng không mẫu hạm đầy kinh nghiệm cùng một đô đốc, bí mật của loại máy bay Zero. Tổn thất của phía Mỹ gồm 1 tàu sân bay và 1 khu trục hạm cùng khoảng 150 máy bay. Giờ đây cán cân lực lượng lại chuyển sang phía người Mỹ, ngay sau trận chiến, Nhật chỉ còn 2 tàu sân bay hạng nặng, còn của Mỹ là 4. Số phi công Nhật thiệt mạng tương đương với số mà nước Nhật có thể đào tạo trong 1 năm. Việc khám phá ra bí mật của chiếc Zero cho phép người Mỹ chế tạo thành công chiếc F6F Hellcat, mà chỉ 1 năm sau đã bắt đầu chấm dứt sự thống trị trên không của người Nhật. Quan trọng hơn, trận chiến Midway đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, quyền chủ động tấn công giờ đây đã thuộc về người Mỹ.

7.6.09

Máy bay tiếp nhiên liệu lớn nhất?


Trong tác chiến, các hệ thống hỗ trợ, mặc dù không trực tiếp đóng góp hỏa lực, đóng vai trò không hề kém quan trọng hơn các hệ thống trực tiếp tham chiến. Đối với không quân, những hệ thống như cảnh báo sớm và kiểm soát trên không (AWACS), tiếp dầu, tác chiến điện tử, tuần tra hàng hải…là một phần không thể thiếu của các lực lượng không quân hiện đại. Không quân Ấn độ (IAF) cũng không phải ngoại lệ. Một phần trong kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình, Ấn độ trong thời gian qua đã có nhiều hợp đồng để nâng cấp các hệ thống hỗ trợ của không quân.

Họ đặt hàng AWACS Phalcon, hệ thống này sử dụng máy bay IL-76 của Nga và gắn radar Phalcon của Israel, MC-130, một phiên bản đặc biệt của mẫu máy bay C-130, chuyên dùng cho các chiến dịch đặc biệt. Poseidon P-8, máy bay tuần tra hàng hải tầm xa. Đồng thời trong tương lai, họ sẽ đặt mua thêm AWACS và máy bay tuần tra hàng hải loại trung.

Với máy bay tiếp dầu, hiện Ấn độ đang sử dụng 6 chiếc IL-78MK của Nga, đây là một phiên bản của máy bay vận tải IL-76. Ấn độ muốn mua thêm 6 chiếc nữa, nhưng thay vì tiếp tục mua IL-78, họ quyết định quay sang A330 MRTT. MRTT là viết tắt của máy bay bay vận tải-tiếp dần đa năng. Giá mỗi chiếc khoảng 160 triệu dollar. Dựa trên mẫu máy bay 2 động cơ A 330-300, loại máy bay mất tích ở Brazil gần đây, MRTT nặng 233 tấn, có thể mang theo 111 tấn nhiên liệu, cộng với 43 tấn hàng hóa. Nếu dùng để chở người, sức tải là 238 người. Sự linh hoạt là một trong những điểm mạnh nhất của MRTT.

IL-78 có 4 động cơ, nặng 220 tấn, chỉ có thể chở theo nhiên liệu (138 tấn). Ngoài việc kém linh hoạt hơn MRTT, tính tin cậy và hỗ trợ bảo trì kém là những nguyên nhân khiến Ấn độ chọn Airbus.

Ilyushin không phải là kẻ duy nhất bị Airbus hớt tay trên. Boeing cũng suýt bị đấu thủ từ châu Âu thắng ngay trên sân nhà. Trong một hợp đồng khổng lồ để thay thế cho đội máy bay tiếp dầu của mình, không quân Mỹ đã chọn KC-30 của Airbus (cũng dựa trên mẫu A 330-300) thay vì KC-767 của Boeing. Tuy nhiên Boeing sau đó đã kiện lại và hiện quá trình đấu thầu sẽ bắt đầu lại từ đầu. KC-30 lớn hơn so với KC-767, chở nhiều hơn 20% số nhiên liệu. Điểm mạnh của KC-767, dựa trên mẫu Boeing 767, là nó có kích thước gần giống như KC-135, là mẫu máy bay tiếp dầu chính của không quân Mỹ hiện nay, do đó tận dụng được các cơ sở vật chất cũ mà không cần sửa đổi nhiều.

KC-135 cũng do Boeing sản xuất, với hơn 2000 chiếc xuất xưởng cho tới nay. Nó có thể mang theo 90 tấn nhiên liệu, 68 tấn trong số đó là để tiếp cho các máy bay khác. Ngoài ra, không quân Mỹ còn sử dụng một số chiếc KC-10, dựa trên mẫu DC-10. Lớn hơn so với KC-135, với sức tải 160 tấn, chỉ có khoảng 70 chiếc KC-10 trong biên chế, so với hơn 500 chiếc KC-135.

Ngoài ra, còn có mẫu Tristar của không quân Anh, với sức tải 136 tấn nhiên liệu. Tuy vậy, không phải KC-10, KC-30, IL-78 hay Tristar là mẫu máy bay tiếp dầu lớn nhất. Loại lớn nhất, đáng ngạc nhiên, lại thuộc về không quân Iran. Đó là KC-747, tất nhiên là dựa trên loại máy bay chở khách nổi tiếng Boeing 747.

Trước cách mạng hồi giáo 1979, Iran là đồng minh của Mỹ, và đã mua khoảng 4 chiếc KC-747. Trong khi đó, không quân Mỹ lại chọn KC-10 thay vì KC-747. Do đó, Iran là nước duy nhất có KC-747. Điều thú vị là khi đó, 2 mẫu DC-10, của McDonnell Douglas, và Boeing 747 cùng cạnh tranh nhau trong phân khúc máy bay thân rộng. Phần thắng nghiêng về Boeing, và sau này đã mua lại chính đối thủ của mình. KC-747 có thể chở theo 170 tấn nhiên liệu và 54 tấn hàng hóa. Tuy vậy, do cấm vận, Iran hầu như không thể duy trì hoạt động của phi đội này. Hiện nay người ta cho rằng Iran chỉ còn 1 chiếc còn có thể bay được.
MRTT (KC30)
IL-78

KC-767

KC-135


KC-10


Tristar



KC-747







Thăm quan Typhoon - P6

Phần 5






















(còn tiếp)




Thăm quan Typhoon - P5

Phần 4














(còn tiếp)