18.6.09

Một chuyến đi trên USS Toledo










USS Toledo là một trong khoảng 50 tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Los Angeles của hải quân Mỹ. Nhiệm vụ chính của tàu ngầm tấn công là săn tìm các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, các tàu chiến nổi. Ngoài ra, nó còn có thể mang tên lửa hành trình để tấn công các mục tiêu trên bộ. Các nhiệm vụ khác gồm thu thập tin tức tình báo, triển khai những đơn vị đặc nhiệm trong vùng biển đối phương…

Một nhà báo quốc phòng nước ngoài đã có dịp được ở trên USS Toledo trong một chuyến đi của nó. Sau đây là những gì anh ta ghi lại từ chuyến đi.

"…USS Toledo, "Thanh gươm của tự do", đến mũi Canaveral để đón chúng tôi. Trải qua một thời gian ngắn để học về các quy tắc an toàn, giới thiệu về cơ cấu chỉ huy và cấu trúc con tàu, chúng tôi bắt đầu hướng lại ra Đại tây dương.

Trong số 45 chiếc thuộc lớp Los Angeles, USS Toledo nằm trong số 23 chiếc cuối cùng, vận hành êm hơn và các hệ thống chiến đấu và định hướng hiện đại hơn. Ngoài ra nó còn được thiết kế chuyên để hoạt động dưới các lớp băng dày, nên 2 cánh lái thay vì nằm trên tháp được chuyển xuống thân tàu.

Theo những thông tin được công bố ra ngoài thì tốc độ tối đa của tàu là 25 hải lý/h, độ sâu tối đa là hơn 300m. Nhưng tất nhiên con số thực tế sẽ lớn hơn nhiều. Còn trong phần lớn thời gian của chuyến đi, chúng tôi di chuyển 20 hải lý/h ở độ sao 220m.

Toledo dài 120, lượng choán nước 6200 tấn. Những tàu loại này được chia thành 2 phần chính. Nửa sau chứa lò phản ứng, turbin, máy khử muối. Nửa trước gồm khoang thủy thủ, vũ khí, phòng chỉ huy, sonar, nó gồm 3 tầng. Tầng trên cùng có trung tâm chỉ huy, sonar, trung tâm tác chiến. Tầng 2 là phòng ăn, buồng ngủ, phòng y tế. Tầng dưới cùng chứa các loại vũ khí như ngư lôi, tên lửa, mìn…Thủy thủ đoàn gồm 14 sĩ quan và 132 thủy thủ.

Trong thời gian tàu rời vùng biển nội địa ra đại dương, chúng tôi có dịp ở trên boong, tận hưởng ánh nắng, ngắm lũ cá heo.

Nguồn gốc của lớp Los Angeles là từ cao điểm của chiến tranh lạnh. Nó được thiết kế gần như với chức năng duy nhất là hộ tống các hải đội tàu sân bay. Với sự sụp đổ của LX thì những yêu cầu cho nó trở nên đa dạng hơn rất nhiều.

Lính tàu ngầm (của hải quân Mỹ) có thể gọi là lính tình nguyện kép. Thứ nhất, họ tình nguyện tham gia quân đội (từ sau chiến tranh VN, toàn bộ lực lượng vũ trang của Mỹ là tình nguyện và hệ thống nghĩa vụ quân sự bị bãi bỏ). Khi đó, họ sẽ trải qua 8 tuần huấn luyện cơ bản của hải quân. Sau đó, họ sẽ tình nguyện một lần nữa để phục vụ trên tàu ngầm, vì đây là một nhiệm vụ rất nguy hiểm. Nếu được chọn, họ sẽ trải qua 8 tuần nữa để học về những kỹ năng cơ bản khi làm việc trên tàu ngầm.

Sau đó, họ sẽ học tại những trường chuyên biệt tùy theo công việc cụ thể của mình. Còn có những khóa học từ xa, cho phép thủ thủy tham gia khi họ đang phục vụ trên tàu. Tất cả những thủy thủ trên tàu ngầm được huấn luyện với tiêu chuẩn rất cao, vì khi có sự cố xảy ra thì họ không có bất cứ sự giúp đỡ nào từ bên ngoài. Có 2 loại công tác cơ bản trên tàu: đảm bảo sự hoạt động của tàu và lò phản ứng, đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu của hệ thống vũ khí. Việc huấn luyện, luyện tập trên tàu diễn ra gần như hàng ngày.

Một điều khá đặc biệt trên các tàu ngầm Mỹ là người được trực tiếp cầm bánh lái là những thủy thủ trẻ nhất, thường chỉ khoảng 19-20. Với Nga và TQ thì chỉ những người thâm niên nhất mới được cầm lái.

Toledo, cũng như mọi cơ cấu quân sự khác, được điều hành theo kiểu từ trên xuống. Người có quyền lực và trách nhiệm tuyệt đối ở đây là thuyền trưởng Douglas Reckamp. Thủy thủ đoàn của Toledo được chia thành 6 bộ phận: Tác chiến, Kỹ thuật, Điều hành, Định hướng, Y tế và Hậu cần.

Phòng sonar đóng vai trò như tai mắt của Toledo. Con tàu vừa trải qua một đợt nâng cấp lớn, với giàn sonar có hơn 1000 đơn vị cảm biến gắn quanh thân tàu. Toledo sử dụng hệ thống tác chiến AN/BYG-1 mới nhất, kết hợp việc kiểm soát chiến thuật, kiểm soát vũ khí, và mạng, sonar…Ngoài ra, tàu còn có thể kéo theo 2 giàn sonar TB-29A phía sau. So với thế hệ thống cũ TB-29, TB-29A nhạy gấp 4-5 lần.

Lò phản ứng trên tàu là loại S6G, có công suất 165MW. Nhiệt từ lõi được chất dẫn nhiệt truyền tới máy tạo hơi nước làm quay turbin. Toàn bộ quy trình này hoàn toàn khép kín. Tàu ngầm hạt nhân có thể coi là một trong những cỗ máy 'xanh' nhất hành tình vì nó không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, không thải khí có hại. Bản thân bầu không khí bên trong tàu, có được nhờ quá trình điện phân nước, có thể nói là trong lành hơn hầu như mọi nơi trên thế giới.

Có một số khu vực trên tàu, vì lí do an toàn phóng xạ, thủ thủy chỉ được lưu lại đó một thời gian nhất định, ngoài ra mỗi người đều có đeo một thiết bị chỉ báo mức phóng xạ. Tuy vậy, trên thực tế thì mức phóng xạ trung bình trên tàu còn ít hơn nếu ta phơi nắng trên bờ biển.

Dịch vụ y tế do một y tá quân y đảm nhận, mặc dù không gian rất chật chội nhưng phòng y tế được trang bị rất tốt. Ngoài ra những bàn ăn cũng có thể được chuyển sang bàn mổ. Với các thủy thủ trên tàu ngầm thì 1 ngày có 18h, chia làm 3 ca. Mỗi người trong 1 'ngày' sẽ trực 1 ca, 12h còn lại giành cho việc nghỉ ngơi, huấn luyện, bảo dưỡng tàu…

Thức ăn trên tàu ngầm là tốt nhất trong toàn bộ lực lượng vũ trang. Có 4 bữa 1 ngày. Thực đơn có thể có cả bánh mì tươi, và pizza vào thứ 7. Những bữa ăn ngon được coi là sự đền bù cho tính chất nguy hiểm và áp lực của lính tàu ngầm, với những chuyến công tác kéo dài liên tục 3 tháng hoặc hơn trong một không gian cố định. Bạn có thể ăn bao nhiêu tùy thích. Nhà bếp tuy nhỏ nhưng vẫn đầy đủ gồm 2 lò nướng, một tủ lạnh và tủ đông cỡ lớn, máy rán, máy trộn, lò viba…Mỗi chuyến công tác có thể cần đến khoảng 7 tấn thực phẩm. Sĩ quan được phục vụ tại bàn còn thủy thủ thì tự phục vụ kiểu buffet.

Việc di chuyển trong lòng đại dương rất êm ái, khác với khi nào tàu nổi lên mặt nước. Ngoài ra, khi tàu vừa rời bến và chuẩn bị lặn sâu, nó sẽ thực hiện một thao tác đặc biệt, chúi xuống rồi trồi lên với góc lớn, có thể tới 25 độ. Múc đích là bảo đảm rằng mọi thứ đã được sắp đặt đúng cách, không rớt ra và gây tiếng động trong quá trình tàu di chuyển.

Khi tàu nổi lên mặt nước là một thời điểm rất quan trọng, hoạt động trong khoang chỉ huy rất căng thẳng nhằm đảm bảo nó không va vào tàu khác ở trên. Khi tàu đã nổi và vào cảng, những người nhái hải quân sẽ bơi quanh tàu để giúp những thủy thủ không may rơi xuống nước. Chiếc Toledo được neo cạnh 1 tàu khu trục, để tiết kiệm không gian bến tàu (và chi phí) cũng như tăng an ninh…"

15.6.09

MOP vs. bê tông siêu cứng



Không quân Mỹ vừa quyết định đặt mua một số lượng chưa được tiết lộ MOP, hay Bom xuyên cực lớn. MOP nặng 13.6 tấn, chứa 5 tấn thuốc nổ. Tỷ lệ chất nổ tương đối ít là do các loại bom xuyên đòi hỏi có đầu xuyên và lớp vỏ rất cứng. Một số người tin rằng MOP có đầu xuyên bằng uranium làm nghèo, nhưng tin này không được kiểm chứng.

MOP được cho là có thể xuyên qua 65m bê tông, nhưng không rõ ở độ cứng nào. MOP rõ ràng được thiết kế chủ yếu nhắm vào những nước như Iran hay Bắc Hàn, nơi có rất nhiều công trình ngầm. Và những nước này tất nhiên cũng không ngồi yên. Cách đây vài năm, Viện bê tông Mỹ tổ chức một cuộc thi cho các sinh viên đại học, với mục tiêu là chế tạo những khối be tông siêu cứng. Đội từ trường DH Teheran đã tạo ra những khối có độ cứng từ 50 - 60,000 psi, khi được đưa vào máy nén để đo độ cứng, những khối này đã 'phát nổ' khi bị nén đến giới hạn và làm hỏng máy. Bê tông thường có độ cứng khoảng 3000 psi, đá từ 10,000 psi được coi là cứng, đá hoa cương khoảng 30,000 psi.

Một phương cách hiệu quả hơn để tiêu diệt các công trình ngầm và tấn công theo chiều ngang thay vì chiều thẳng đứng. Cụ thể là nhắm vào cửa hầm, điểm yếu của mọi công trình ngầm. Để làm được điều này, quả bom sẽ phải lướt đi thay vì rơi thẳng xuống. Đây là nguyên tắc mà người Anh đã dùng để tấn công các đập nước của Đức thời thế chiến thứ 2. Tuy nhiên, công nghệ này mới chỉ bắt đầu được nghiên cứu.

Ngoài ra, còn có nhiều công nghệ tham vọng khác cùng tham gia, vì phá hủy công trình ngầm được coi là một trong những ưu tiên chính trong thời gian tới.

THAAD và hành trình 10 năm





Ngày 10/6 vừa qua là kỷ niệm 10 năm ngày hệ thống THAAD lần đầu đánh chặn thành công mục tiêu của mình, một tên lửa đạn đạo. THAAD viết tắt cho Hệ thống phòng thủ tên lửa giai đoạn cuối tầm cao cho khu vực lớn.

Đúng như tên gọi của nó, THAAD là hệ thống phòng không cơ động chuyên dùng để bắn chặn tên lửa đạn đạo tầm gần và tầm trung trong giai đoạn cuối của chúng. Như đã biết, tên lửa đạn đạo có 3 giai đoạn: giai đoạn đầu khi nó vừa rời bệ phóng, giai đoạn giữa khi tên lửa rời bầu khí quyển và di chuyển trong không gian và giai đoạn cuối khi tên lửa quay trở lại bầu khí quyển.

Tuy vậy, THAAD khác với Patriot PAC-3 ở chỗ tuy chúng cùng bắn chặn tên lửa ở giai đoạn cuối, THAAD có tầm bắn xa hơn nhiều, lên tới 200km, so với 20km của PAC-3. Nó có thể bắn chặn tên lửa ngay từ bên ngoài bầu khí quyển. Do đó, THAAD dùng để bảo vệ một khu vực rộng lớn, còn PAC-3 bảo vệ một mục tiêu cụ thể. Cho tới này, THAAD là hệ thống phòng không duy nhất có thể tấn công mục tiêu cả bên trong và bên ngoài bầu khí quyển.

Một hệ thống THAAD gồm radar băng tần X, trung tâm chỉ huy, giàn phóng di động và tên lửa. Radar của THAAD có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 1000km. Thông tin được chuyển đến trung tâm chỉ huy, đặt trên 1 chiếc Humvee. Nó có thể phối hợp hoạt động của THAAD với các hệ thống phòng không khác. Mỗi giàn phóng có thể chứa 10 tên lửa, và có thể được không vận bằng máy bay C-130. Thời gian để nạp lại tên lửa là 30 phút. Bản thân tên lửa dài 6.17m, nặng 900kg, trang bị đầu dò hồng ngoại.

THAAD còn gắn với một công nghệ đặc biệt: tiêu diệt mục tiêu bằng động năng. Thông thường các tên lửa phòng không đều có một đầu đạn chứa thuốc nổ, khi đến gần mục tiêu, nó sẽ kích nổ và tiêu diệt hoặc làm hư hại mục tiêu. THAAD hoàn toàn không chứa chất nổ và tiêu diệt mục tiêu bằng cách lao thẳng vào nó. Điều này đòi hỏi một độ chính xác tuyệt đối, nhưng bù lại tên lửa sẽ rất gọn nhẹ, tiết kiệm được trọng lượng và không gian.

Điều trùng hợp là ngày 10/6 cũng là kỷ niệm 25 năm ngày công nghệ này lần đầu thành công trong việc tiêu diệt một tên lửa đạn đạo, cũng do hãng Lockheed Martin, hãng chế tạo THAAD, thực hiện. Công nghệ tiêu diệt bằng động năng đã mở ra một chương mới trong khái niệm phòng thủ tên lửa. Sau buổi thuyết trình giới thiệu công nghệ này lần đầu, các tướng lĩnh đã trực tiếp đến gặp những kỹ sư để cảm ơn vì nếu không có nó, họ buộc phải dùng đầu đạn hạt nhân trong hệ thống phòng thủ tên lửa (như hệ thống SDI).

Trong hình, tên lửa để lại một cuộn khói hình xoắn ốc là do tầm bắn của nó quá lớn so với căn cứ thử nghiệm vũ khí, do đó khi vừa rời giàn phóng, nó sẽ bay theo hình xoắn ốc như vậy trước để đốt bớt năng lượng và giảm nguy cơ nó rơi ra ngoài khu quân sự.