18.11.09

Sự tất yếu không mong đợi

Sớm hơn so với dự kiến, TQ đã vượt Hàn quốc để trở thành nước đóng tàu lớn nhất thế giới. Trước đây người ta cho rằng TQ chỉ làm được điều này sau từ 5-10 năm nữa. Trước đó nữa thì Nhật là nước giữ vị trí này, trước khi bị HQ vượt.


Hiện nay TQ đang có các hợp đồng tổng cộng 54.96 triệu CGT, so với 53.63 triệu của HQ. CGT là viết tắt của tổng trọng tải đã bù trừ. 'Đã bù trừ' nghĩa là có tính đến hệ số của độ phức tạp trong thiết kế của con tàu. Ví dụ như 1 tấn tải trọng của 1 con tàu chở hóa chất sẽ tương đương 4 tấn của 1 con tàu chở container thường. Do đó, nếu tính theo tải trọng thông thường thì khoảng cách giữa TQ và HQ còn xa hơn nữa do phần lớn tàu mà TQ đang đóng có thiết kế đơn giản.


Trong những năm vừa qua, TQ đã đầu tư rất nhiều vào ngành công nghiệp đóng tàu với tham vọng từ đó làm nền cho sức mạnh hải quân của mình. TQ đang đi theo con đường giống như của NB và HQ. Cả 2 nước Đông Á này đều là cường quốc hàng đầu về công nghiệp đóng tàu và đã chuyển thành công ưu thế đó sang lĩnh vực quân sự. Họ có khả năng đóng các chiến hạm ngang ngửa với của hải quân Mỹ, thậm chí còn có kích thước lớn hơn.


TQ vẫn đang chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình này, tuy nhiên đang tiến rất nhanh. Có sự khác biệt rất lớn giữa tàu chiến và tàu dân sự, và ngay cả trong lĩnh vực đóng tàu dân sự, TQ vẫn chưa thể so được với NB hay HQ về công nghệ để có thể đóng được các loại tàu phức tạp như tàu chở hóa chất, khí hóa lỏng…Một tàu chở hàng thường có kích thước tương đương tàu sân bay lớp Nimitz của hải quân Mỹ có giá chỉ 130 triệu dollar, so với 4 tỷ của chiếc siêu hàng không mẫu hạm. Mức giá này thậm chí còn thấp hơn chi phí vận hành hàng năm của Nimitz.



TQ có thể chiếm được thị phần nhanh chóng một phần là vì các nhà đóng tàu HQ gặp hạn chế về diện tích đất để mở rộng sản xuất. Do đó họ đang tập trung vào việc phát triển công nghệ.


17.11.09

Thường trực vs. Dự bị

Theo logic thông thường, rõ ràng đa số sẽ cho rằng các lực lượng thường trực luôn có chất lượng tốt hơn các lực lượng dự bị. Tuy nhiên, điều tưởng như hiển nhiên này không phải lúc nào cũng đúng.

Trong cuộc thi giữa các đội quân y (mỗi đội gồm 2 lính quân y) trong của lục quân Mỹ, người chiến thắng lại là 2 lính dự bị, trong đó 1 người đang là lính cứu hỏa, người kia là kỹ thuật viên X-quang của 1 phòng cấp cứu. Nguyên nhân là do những người này có nhiều kinh nghiệm trong công việc dân sự của mình. Bản thân những người này đều là lính thường trực trước kia, sau khi hết thời hạn phục vụ sẽ trở thành lính dự bị. Do đó nói chung họ có nhiều thâm niên hơn cả trong quân sự và dân sự. Những người này cũng thường có được những kỹ thuật, thiết bị mới trong ngành cấp cứu dân sự mà phía quân sự chưa cập nhật được.

Tương tự, một đội bay F-16 từ Phi đoàn không quân vệ binh quốc gia 169 (lực lượng dự bị của không quân thường trực) đã giành chiến thắng trong cuộc thi Falcon Air Meet 2009. Đây là một cuộc thi quốc tế giữa các nước sử dụng F-16. Năm ngoái, trong cuộc tranh tài "Buff Smoke" giữa các đội bay B-52, một lần nữa các phi công dự bị lại chiến thắng. Những kết quả tương tự cũng thường xuyên xảy ra tại các tranh tài khác.

Những phi công dự bị trên đều từng thuộc lực lượng thường trực, nhiều người có hơn 20 năm thâm niên trước khi rời quân ngũ và làm phi công dân sự. Tuy nhiên họ vẫn tham gia lực lượng dự bị để được tiếp tục tận hưởng những cảm giác khi bay máy bay quân sự. Những người này có nhiều kinh nghiệm, sự từng trải và chín chắn hơn so với các phi công trẻ của lực lượng thường trực.

Pavehawk II+

Không quân Mỹ vừa thử nghiệm thành công thế hệ mới của bom thông minh điều khiển bằng laser Pavehawk II+. Thế hệ hiện nay Pavehawk II có tầm hoạt động 14km và bán kính chính xác dưới nửa mét. Các thông số của thế hệ mới vẫn chưa được công bố. So với bom thông minh điều khiển bằng vệ tinh (GPS), bom laser có nhược điểm là tầm hoạt động ngắn, bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường bên ngoài…tuy nhiên nó lại có ưu điểm về độ chính xác rất cao.