4.2.10

Vấn đề che giấu động cơ của T-50


Trở lại với  T-50. Dưới đây là một số những phỏng đoán về vị trí và kích thước của các khoang vũ khí kín. Vũ khí treo dưới cánh là một nguồn phản xạ radar lớn cần phải được loại trừ, do đó các máy bay tàng hình đều cần có các khoang chứa vũ khí kín đặt bên trong thân máy bay. Xin lưu ý lần nữa là các con số và hình ảnh này đều là phỏng đoán và không phải là thông tin chính thức.


Theo đó, T-50 có 2 khoang vũ khí chính nằm giữa 2 khoang động cơ, có thể chứa khoảng 4 tên lửa không đối không tầm xa, và 2 khoang vũ khí phụ nằm ở 2 chi tiết dạng hình nêm ở rìa phần mở rộng của gốc cánh dùng cho các tên lửa tầm gần. 

So sánh với F-22, một điều đáng chú ý là cửa khoang vũ khí của T-50 không có dạng răng cưa, có thể sẽ làm tăng diện tích phản xạ radar đáng kể khi mở cửa khoang.



Một vấn đề lớn khi xét đến khả năng tàng hình của máy bay là khả năng 'giấu' đi bề mặt động cơ phản lực. Một trong những nguồn gốc chính của việc các máy bay thuộc thế hệ thứ 4 có diện tích phản xạ radar lên đến 2 con số (như F-15, Su-27) là do các động cơ nằm trực diện với các cửa hút gió lớn. Để ngăn chặn sóng radar phản xạ vào bề mặt kim loại của động cơ, có 2 phương pháp chính là dùng một bộ chặn radar đặt ở cửa hút gió, hoặc thiết kế ống dẫn không khí (từ cửa hút gió tới động cơ) dạng cong sao cho từ cửa hút gió không thể nhìn thấy động cơ. Hoặc có thể kết hợp cả 2 cách trên. 

SR-71, F-117A, X-32 (mẫu đã cạnh tranh và thất bại trước mẫu X-35 mà sau này thành F-35), F-18E/F Super Hornet tiêu biểu cho việc sử dụng bộ chặn radar đặt ở cửa hút gió. Bộ chặn của F-117A gồm một tấm che dạng lưới bao phủ toàn bộ bề mặt của cửa hút gió. Khi được kết hợp với các bề mặt phẳng của thân máy bay, sẽ tạo thành một bề mặt dẫn điện đồng nhất cho phép sóng radar 'chảy' quanh bề mặt máy bay và thoát ra phía sau. Thiết bị chặn của X-32 được thiết kế thành 1 phần của bề mặt động cơ, còn của F-18E/F là một bộ phận tách rời đặt trước động cơ, và có kết hợp với ống dẫn khí hơi cong. 

Nhược điểm của việc dùng bộ chặn là nó ảnh hưởng đến dòng không khí vào động cơ và do đó làm giảm hiệu năng của động cơ. Nó cũng tốn kém trong việc chế tạo, bảo trì. Và nếu vì một lí do nào đó như va chạm với chim chóc, đất đá trong quá trình cất hạ cánh, và thiết bị hư hỏng, cũng có thể làm giảm đáng kể tính năng tàng hình. Ngoài ra, nó cũng chỉ được dùng khi không thể che giấu toàn bộ động cơ. 

Cách triệt để hơn là thiết kế ống dẫn không khí dạng cong sao cho toàn bộ động cơ được che kín từ bên ngoài. Ví dụ tiêu biểu nhất là F-22. Khi nhìn vào hình chụp phần bụng máy bay, ta có thể thấy động cơ và cửa hút gió dường như thẳng hàng với nhau.


Tuy nhiên khi nhìn kỹ vào bên trong cửa hút gió, có thể thấy rõ ống dẫn khí cong hẳn vào phía trong (đồng thời nó cũng nhường chỗ cho khoang vũ khí phụ mà ta cũng có thể thấy rõ trong hình). Sau đó ống dẫn khí sẽ cong lại ra ngoài và nối vào động cơ. 


Hình dạng của ống dẫn khí trong F-22 sẽ tương tự như hình sau


F-22 có thể áp dụng cách này là do, như đã trình bày ở bài trước, nó có một thiết kế hoàn toàn hợp nhất giữa thân, cánh, phần diện tích mở rộng…do đó có đủ không gian bên trong để gắn ống dẫn cong (theo chiều ngang). Một ví dụ khác là YF-23, như trong hình dưới (so sánh với T-50 phía trên). YF-23 giấu động cơ theo chiều dọc (Typhoon cũng áp dụng cách này). Có thể thấy rõ trong khi cửa hút gió nằm dưới cách thì toàn bộ động cơ nằm phía bên trên.



Bản thân T-50 do vẫn dựa vào thiết kế của Su-27, với 2 khoang động cơ tách biệt và gắn dướ cánh thay vì hợp nhất với thân, do đó không có đủ không gian để thực hiện việc giấu theo chiều ngang như F-22. Động cơ của nó cũng không đặt đủ cao (ít nhất 1 nửa nằm bên dưới cánh cùng với cửa hút gió) để che theo chiều dọc. Có lẽ vẫn còn 1 phần diện tích bề mặt động cơ sẽ đối diện với cửa hút gió. Khi đó Sukhoi sẽ phải sử dụng bộ chặn sóng radar. 


7 comments:

Unknown said...

E rằng có sự nhầm lẫn:
- Xem các ảnh lớn của T-50, ta đèu thấy gờ các cửa khoang vũ khí chính có dạng răng cưa;
- Ống hút gió của T-50 cũng cong vào trong hình chữ S (do khoang chứa bánh chính nằm 1 bên ống hút gió), kết hợp vói việc cong lên trên, cho phép che iấu hoàn toàn tầng 1 cánh quạt nén của động cơ :(

Unknown said...

E rằng có sự nhầm lẫn:
- Xem các ảnh lớn của T-50, ta đèu thấy gờ các cửa khoang vũ khí chính có dạng răng cưa;
- Ống hút gió của T-50 cũng cong vào trong hình chữ S (do khoang chứa bánh chính nằm 1 bên ống hút gió), kết hợp vói việc cong lên trên, cho phép che iấu hoàn toàn tầng 1 cánh quạt nén của động cơ :(

Mili-Tec said...

ok, đúng là xem kỹ thì cửa khoang vũ khí chính cũng có dạng răng cưa. Còn về hình dạng của ống dẫn khí thì tôi không phủ nhận rằng nó 'cong'. Vấn đề là 'cong' đến mức nào mới là quan trọng. Vì với không gian hạn chế như vậy, và vị trí tương đối giữa cửa hút gió và động cơ thì trừ khi ống dẫn rất nhỏ thì rất khó có thể che toàn bộ động cơ. Như đã viết trong bài thì cả F-18E/F lẫn X-32 đều có ống dẫn 'cong', tuy nhiên cũng không có nghĩa là có thể che toàn bộ động cơ, đều do hạn chế về không gian. Với F-18E/F vẫn là một mẫu thuộc thế hệ 4. Còn đối với X-32, nó cũng chỉ che được 2/3 động cơ do động cơ của nó đặt gần giữa máy bay, trong khi X-35 (F-35) đặt động cơ sâu về phía đuôi nên có đủ không gian. Nhân đây cũng xin nói rõ luôn lí do đằng sau sự khác biệt này là do cơ chế thực hiện việc cất-hạ cánh thẳng đứng. X-32 dùng cơ chế giống của Harrier trước đây, dùng luồng phản lực từ động cơ để tạo lực nâng chính, do đó phải đặt động cơ ở giữa để tạo sự cân bằng. X-35 vẫn đặt động cơ sát phía sau, nhưng có sử dụng thêm một quạt nâng đặt ở giữa máy bay và được nối vào động cơ bằng 1 trục truyền động, và sẽ kết hợp với luồng phản lực từ động cơ để tạo lực nâng.

Anonymous said...

Sao mọi người phải quan trọng cái việc che giấu động cơ qua khe hút gió vậy nhỉ??? Theo mình hiểu thì những cách quạt ở phần đầu của động cơ đơn giản là cánh quạt nén khí do đó nó ko cần yêu cầu cao về chịu nhiệt và chịu lực như các tầng sau và theo tôi người ta có thể dùng các vật liệu hấp thụ sóng rada cho các phần này (giống như các cánh quạt trực thăng hay máy bay cách quạt khác cũng đâu phải làm bằng kim loại???). Như vậy tính năng tàng hình của máy bay đâu có bị ảnh hưởng vì chuyện lộ hay ko lộ động cơ qua cửa hút gió

Anonymous said...

Theo minh thi thang Nga rat khon, no dua ra ban nay la vi no lien doanh voi thang An Do. Co the no se co mot ban T50 rieng cho rien no...

Anonymous said...

AIM-120 C/D có thể bắn mục tiêu RCS 0,01m2 như PAK FA ở tầm bao nhiêu? Có còn là BVR nữa không?

F-22 hoặc F-35 lại kém hẳn ở khả năng trinh sát thụ động, cảnh báo thụ động như bộ OLS trên Pak FA. Với bộ radar phía trước gồm 5 radar (1 mũi, 2 cạnh sườn, 2 diềm cánh) dù chưa có thông số chính thức nhưng dễ thấy là khả năng trinh sát và đối kháng điện tử của PAK FA nhiều khả năng vượt trội so với F22 và F35.

Anonymous said...

Kết cấu khí động của Pak FA trông như kế tiếp phát triển của bản S37 Berkut, với thân rộng, cánh đuôi nhỏ (có lẽ nhờ vào khả năng đổi hướng của động cơ vector thrust). Các bác thử cắt phần mỏm cánh chính đi và gắn bộ cánh ngược của S37 vào thì thấy :)