Module cứu hộ của SRDRS
Module cứu hộ của SRV
Nerpa, chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Akula II, đã hoàn tất quá trình chạy thử của mình và được hải quân Nga tiếp nhận. Tuy nhiên nó sẽ không ở đó lâu, vì đây là con tàu được chế tạo để cho hải quân Ấn độ thuê. Dự kiến sau 5 tháng nữa thủy thủ đoàn người Ấn sẽ đưa con tàu này về ngôi nhà mới của mình. Những người này đáng lẽ đã sẵn sàng từ 1 năm trước, nhưng một tai nạn chết người đã xảy ra trên chiếc Nerpa trong 1 buổi chạy thử. Một thủy thủ đã vô tình kích hoạt hệ thống dập lửa trên tàu và làm 20 người thiệt mạng, hơn 20 người khác bị thương. Nguyên nhân sâu xa là do lỗi trong thiết kế và chế tạo hệ thống an toàn. Quá trình sửa chữa, cải tạo sau tai nạn tốn 65 triệu dollar.
Một khi đã trong biên chế của hải quân Ấn độ, con tàu sẽ mang tên INS Chakra. Theo hợp đồng cho thuê thì mỗi ngày Ấn độ phải trả cho Nga 178,000 dollar, hợp đồng kéo dài trong 10 năm. Nhờ có nguồn tài chính từ Ấn độ mà Nga mới có thể hoàn thành việc chế tạo ít nhất 2 chiếc Akula, những chiếc này vẫn đang dở dang khi LX tan rã, và do đó không còn kinh phí cấp thêm nữa.
Một mặt khác, Ấn độ cũng đang chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Họ vừa trả cho Hải quân Mỹ 100,000 dollar để trở thành 1 trong số các quốc gia có thể tiếp cận hệ thống cứu hộ tàu ngầm SRDRS trong vòng 48 tiếng kể từ khi có tai nạn. Đây là một hệ thống theo kiểu module, tổng trọng lượng gần 200 tấn, và có thể được không vận đến bất cứ đâu trên thế giới trong vòng 72 tiếng. Ấn độ trả thêm phí để được bảo đảm thời gian nhanh hơn.
SRDRS có thể hoạt động trên hầu hết mọi tàu nổi thông thường. Nó gồm 2 bộ phận chính. Thứ nhất là module cứu hộ, là một tàu ngầm nhỏ điều khiển từ xa, nó sẽ tiếp cận với tàu gặp nạn, kết nối vào cửa thoát hiểm và có đủ chỗ cho 16 thủy thủ. Khi trồi lên mặt nước, module cứu hộ sẽ được kết nối với buồng giảm áp để đưa các thủy thủ qua đó và module cứu hộ sẽ tiếp tục quay lại đón những người khác. Buồng giảm áp giúp cơ thể các thủy thủ quen dần với sự thay đổi của áp suất. Ngoài ra còn có những robot lặn và bộ quần áo lặn sâu cho các thợ lặn. Những thiết bị này sẽ đến trước và khảo sát vị trí tai nạn của con tàu trong khi những module hạng nặng kia được triển khai.
Hiện nay Ấn độ có 16 tàu ngầm gồm 10 chiếc Kilo, 2 chiếc thuộc lớp Foxtrot (Nga) và 4 chiếc loại 209 của Đức. Dự kiến đến trước 2012, sẽ có 5 trong số đó phải về hưu vì tuổi thọ cao. 2 năm sau đó, dự kiến sẽ chỉ còn 5 chiếc trong tình trạng tốt. Những chiếc còn lại vẫn phải ra khơi để huấn luyện, và do đó có nguy cơ rất lớn sẽ xảy ra tai nạn. Ngoài hợp đồng thuê Nerpa, Ấn độ cũng đã ký với Pháp một hợp đồng mua 6 chiếc tàu ngầm diesel-điện lớp Scorpene, dự kiến chiếc đầu tiên sẽ gia nhập hạm đội vào 2012 nhưng sẽ phải dời lại 2 năm và chi phí cũng đội lên khá nhiều.
Hai năm trước, Anh, Nauy, và Pháp cũng hoàn tất việc chế tạo Thiết bị cứu hộ tàu ngầm của NATO (NATO SRV). Rất giống với SRDRS, SRV cũng có thể được không vận đến bất cứ đâu trên thế giới, và có thể kết nối với cửa thoát hiểm của đa số tàu ngầm trên thế giới, có thể đặt trên boong của ít nhất 140 loại tàu nổi trên thế giới. Nó có thể chở 15 thủy thủ trong mỗi đợt lặn. Toàn bộ hệ thống đặt trong 11 container chống thấm, có thể đặt trong máy bay vận tải quân sự hay dân sự. Tổng thời gian từ lúc nhận được yêu cầu cho đến khi SRV bắt đầu lặn là trong vòng 72 tiếng. SRV được điều khiển bởi 3 người.
Cả 2 hệ thống của Mỹ và NATO đều có thể được dùng cho bất kì ai có yêu cầu. Mọi hải quân trên thế giới đều được đề nghị chỉnh sửa cửa thoát hiểm trên tàu ngầm của mình nếu muốn để có thể sử dụng thiết bị cứu hộ của Mỹ hoặc NATO khi có tai nạn. Hệ thống của Mỹ đặt tại California, còn của NATO đặt tại châu Âu. Ấn độ lựa chọn hệ thống của Mỹ mặc dù nó có khoảng cách xa hơn (14,000 km so với 7,200km). Ngoài ra, Ấn độ cũng phải có những chuẩn bị cần thiết khác về hậu cần để có thể triển khai nhanh nhất hệ thống cứu hộ. Họ có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá từ chiến dịch cứu hộ thủy thủ đoàn 7 người trên 1 tàu ngầm loại nhỏ của Nga vài năm trước. Khi đó, máy bay vận tải chở các thiết bị cứu hộ của hải quân Anh khi đến sân bay Nga đã phải chờ đợi 1 thời gian dài vì ở đó không có sẵn các phương tiện bốc dỡ thiết bị phù hợp. Và khi đến cảng thì đội cứu hộ phát hiện ra rằng ở đó không có loại tàu nổi phù hợp, loại có thể duy trì vị trí của mình trên mặt nước để có thể thả robot xuống hoạt động. Chiến dịch suýt nữa đã phải bị hủy bỏ nếu một sĩ quan Nga không nghĩ ra phương pháp nối 2 đầu của tàu tham gia cứu hộ vào 2 con tàu khác để tăng sự ổn định của nó. Và cả 7 thủy thủ đều đã được cứu sống. Không rõ hải quân VN có ý định tham gia 1 trong 2 chương trình cứu hộ trên sau khi đã nhận 6 chiếc Kilo hay không.
Một khi đã trong biên chế của hải quân Ấn độ, con tàu sẽ mang tên INS Chakra. Theo hợp đồng cho thuê thì mỗi ngày Ấn độ phải trả cho Nga 178,000 dollar, hợp đồng kéo dài trong 10 năm. Nhờ có nguồn tài chính từ Ấn độ mà Nga mới có thể hoàn thành việc chế tạo ít nhất 2 chiếc Akula, những chiếc này vẫn đang dở dang khi LX tan rã, và do đó không còn kinh phí cấp thêm nữa.
Một mặt khác, Ấn độ cũng đang chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Họ vừa trả cho Hải quân Mỹ 100,000 dollar để trở thành 1 trong số các quốc gia có thể tiếp cận hệ thống cứu hộ tàu ngầm SRDRS trong vòng 48 tiếng kể từ khi có tai nạn. Đây là một hệ thống theo kiểu module, tổng trọng lượng gần 200 tấn, và có thể được không vận đến bất cứ đâu trên thế giới trong vòng 72 tiếng. Ấn độ trả thêm phí để được bảo đảm thời gian nhanh hơn.
SRDRS có thể hoạt động trên hầu hết mọi tàu nổi thông thường. Nó gồm 2 bộ phận chính. Thứ nhất là module cứu hộ, là một tàu ngầm nhỏ điều khiển từ xa, nó sẽ tiếp cận với tàu gặp nạn, kết nối vào cửa thoát hiểm và có đủ chỗ cho 16 thủy thủ. Khi trồi lên mặt nước, module cứu hộ sẽ được kết nối với buồng giảm áp để đưa các thủy thủ qua đó và module cứu hộ sẽ tiếp tục quay lại đón những người khác. Buồng giảm áp giúp cơ thể các thủy thủ quen dần với sự thay đổi của áp suất. Ngoài ra còn có những robot lặn và bộ quần áo lặn sâu cho các thợ lặn. Những thiết bị này sẽ đến trước và khảo sát vị trí tai nạn của con tàu trong khi những module hạng nặng kia được triển khai.
Hiện nay Ấn độ có 16 tàu ngầm gồm 10 chiếc Kilo, 2 chiếc thuộc lớp Foxtrot (Nga) và 4 chiếc loại 209 của Đức. Dự kiến đến trước 2012, sẽ có 5 trong số đó phải về hưu vì tuổi thọ cao. 2 năm sau đó, dự kiến sẽ chỉ còn 5 chiếc trong tình trạng tốt. Những chiếc còn lại vẫn phải ra khơi để huấn luyện, và do đó có nguy cơ rất lớn sẽ xảy ra tai nạn. Ngoài hợp đồng thuê Nerpa, Ấn độ cũng đã ký với Pháp một hợp đồng mua 6 chiếc tàu ngầm diesel-điện lớp Scorpene, dự kiến chiếc đầu tiên sẽ gia nhập hạm đội vào 2012 nhưng sẽ phải dời lại 2 năm và chi phí cũng đội lên khá nhiều.
Hai năm trước, Anh, Nauy, và Pháp cũng hoàn tất việc chế tạo Thiết bị cứu hộ tàu ngầm của NATO (NATO SRV). Rất giống với SRDRS, SRV cũng có thể được không vận đến bất cứ đâu trên thế giới, và có thể kết nối với cửa thoát hiểm của đa số tàu ngầm trên thế giới, có thể đặt trên boong của ít nhất 140 loại tàu nổi trên thế giới. Nó có thể chở 15 thủy thủ trong mỗi đợt lặn. Toàn bộ hệ thống đặt trong 11 container chống thấm, có thể đặt trong máy bay vận tải quân sự hay dân sự. Tổng thời gian từ lúc nhận được yêu cầu cho đến khi SRV bắt đầu lặn là trong vòng 72 tiếng. SRV được điều khiển bởi 3 người.
Cả 2 hệ thống của Mỹ và NATO đều có thể được dùng cho bất kì ai có yêu cầu. Mọi hải quân trên thế giới đều được đề nghị chỉnh sửa cửa thoát hiểm trên tàu ngầm của mình nếu muốn để có thể sử dụng thiết bị cứu hộ của Mỹ hoặc NATO khi có tai nạn. Hệ thống của Mỹ đặt tại California, còn của NATO đặt tại châu Âu. Ấn độ lựa chọn hệ thống của Mỹ mặc dù nó có khoảng cách xa hơn (14,000 km so với 7,200km). Ngoài ra, Ấn độ cũng phải có những chuẩn bị cần thiết khác về hậu cần để có thể triển khai nhanh nhất hệ thống cứu hộ. Họ có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá từ chiến dịch cứu hộ thủy thủ đoàn 7 người trên 1 tàu ngầm loại nhỏ của Nga vài năm trước. Khi đó, máy bay vận tải chở các thiết bị cứu hộ của hải quân Anh khi đến sân bay Nga đã phải chờ đợi 1 thời gian dài vì ở đó không có sẵn các phương tiện bốc dỡ thiết bị phù hợp. Và khi đến cảng thì đội cứu hộ phát hiện ra rằng ở đó không có loại tàu nổi phù hợp, loại có thể duy trì vị trí của mình trên mặt nước để có thể thả robot xuống hoạt động. Chiến dịch suýt nữa đã phải bị hủy bỏ nếu một sĩ quan Nga không nghĩ ra phương pháp nối 2 đầu của tàu tham gia cứu hộ vào 2 con tàu khác để tăng sự ổn định của nó. Và cả 7 thủy thủ đều đã được cứu sống. Không rõ hải quân VN có ý định tham gia 1 trong 2 chương trình cứu hộ trên sau khi đã nhận 6 chiếc Kilo hay không.
No comments:
Post a Comment