6.4.09

Al-Khalid, Type 98 và T-90 thống trị thị trường xe tăng mới

Theo một bản nghiên cứu mới đây, thị trường thế giới sẽ cần 6500 chiếc xe tăng chủ lực từ nay tới 2018, với tổng giá trị 26.8 tỷ dollar. Tuy vậy, nghiên cứu này không bao gồm giá trị các hợp đồng hiện đại hóa, nâng cấp các hệ thống hiện có. Con số này có thể rất đáng kể.

Ví dụ như chỉ riêng hợp đồng nâng cấp số tăng M1 trong năm 2008 của BQP Mỹ là 1.46 tỷ dollar, gần bằng 1 nửa tổng số tiền chi ra để mua xe tăng mới trong năm đó, 3.17 tỷ. Trong đó, mẫu xe tăng 98 của TQ là đơn hàng có số lượng lớn nhất với 116 xe, giá trị 395.79 triệu dollar.

Do đó, bản báo cáo cho rằng số hợp đồng mua các xe tăng thuộc hàng hi-end sẽ không nhiều, chủ yếu là nâng cấp số xe hiện có. Ngược lại, những mẫu tầm trung, giá rẻ sẽ chiếm ưu thế.

Theo đó, Al Khalid của Pakistan, kiểu 98 của TQ và T-90 của Nga (bao gồm T-90S của Ấn độ sản xuất theo nhượng quyền) sẽ chiếm tới 60.57% tổng số xe tăng mới, nhưng chỉ chiếm 52.28% tổng giá trị.

Thời mà sự thống trị của Mỹ và châu Âu với thị trường xe tăng mới đã qua từ lâu. Tuy vậy danh tiếng và uy tín của họ vẫn còn sức nặng. Những sản phẩm như Leo 2 của Đức với trình độ công nghệ vượt trội hay M1 Abrams của Mỹ với hiệu quả được kiểm chứng trên thực tế chiến trường vẫn đặt ra những tiêu chuẩn cho thị trường.

Chỉ quan trọng thứ nhì, sau bộ binh, trong các lực lượng trên bộ, xe tăng vẫn luôn chứng tỏ tầm ảnh hưởng của mình trên chiến trường cho dù trong lịch sử đã không ít lần sự tồn tại của nó bị đặt trên bàn cần. Nhưng rồi thực tế vẫn chứng minh rằng xe tăng là một phần không thể thiếu của lục quân. Những cuộc chiến gần đây càng làm tăng thêm tầm ảnh hưởng đó. Cuộc chiến vùng Vịnh lần 2 và các chiến dịch bình định Iraq những năm sau đó đã cho thấy xe tăng hóa ra lại rất thích hợp với chiến tranh đô thị. Điều này trái ngược với các học thuyết quân sự cũ khi cho rằng thiết giáp quá nặng nề và kém linh hoạt trong môi trường đô thị. Nhưng các chiến dịch của quân đội Israel và Mỹ đã cho thấy xe tăng không chỉ 'thích hợp' mà còn 'không thể thiếu' đối với tác chiến đô thị.

Kiểu 98 của TQ được trang bị pháo nòng trơn 125mm, cơ chế nạp đạn tự động, cả 2 đều copy từ T-72 của Nga. Tốc độ bắn tối đa 8 viên/phút, tổng số đạn 41 viên. Nó có khả năng phóng tên lửa chống tăng từ nòng súng, ví dụ như AT-11 của Nga mà TQ có bản quyền để sản xuất, nhưng chỉ dùng được khi xe tăng đứng yên. Nó có thể dùng để chống trực thăng. Tầm bắn 4-5km.

Thân và tháp pháo đều dùng hàn, không sử dụng đinh rivet. Xe được bảo vệ khỏi phóng xạ và sinh hóa, cùng với hệ thống dập lửa. Ngoài ra, nó có hệ thống bảo vệ chủ động bằng laser, dùng tia laser để làm 'lóa' cảm biến nhiệt của tên lửa, cũng như làm tổn thương mắt của đối phương nếu chiếu vào thiết bị quang học. Khung gầm của nó cũng gần như giống với T-72. Động cơ Diesel 1200 mã lực.

Xe nặng 48 tấn, tổ lái 3 người, tốc độ tối đa 65km/h, tầm hoạt động 450-600km. Vượt dốc 40%, chướng ngại vật cao 0.8m, hào rộng 3m, lội nước 1.2m, 5m nếu có trang bị ống thông khí.

Al-Khalid là sản phẩm hợp tác giữa Pakistan và TQ. Nó cũng có cơ chế nạp đạn tự động. Trang bị giáp liên hợp và phản ứng nổ. Hệ thống ngắm bắn có nguồn gốc phương tây, hoàn toàn vi tính hóa. Động cơ diesel 1200 mã lực do Ukraina cung cấp, giống với loại trang bị trên T-80UD. Al Khalid có bộ nguồn phụ trợ, cung cấp điện khi động cơ không hoạt động. Nó có hệ thống cảnh báo laser tiên tiến.

Al Khalid cũng được trang bị pháo 125mm, cơ số đạn 39 viên. Các thông số về khả năng cơ động gần giống 98.


T-90 được phát triển lên từ T-72, với khung gầm và tháp pháo. Nhưng được trang bị hệ thống vũ khí của T-80U. Thân xe được hàn từ nhiều lớp vật liệu, với giáp phản ứng nổ bên trong. Hệ thống áp chế Shtora-1 gây nhiễu cho tên lửa chống tăng có điều khiển.

Pháo nòng trơn 125mm, có thể phóng tên lửa chống tăng AT-11B, nạp đạn tự động. Tổ lái 3 người, động cơ diesel 840 mã lực, bộ nguồn dự phòng.

Xe nặng 46.5 tấn, tốc độ tối đa 60km/h, tầm 550km.



No comments: