Mig-31
Mig-25
Tháng 6/2007, báo chí Nga đưa tin về hợp đồng mua 5 chiếc máy bay đánh chặn Mig-31 của Syria. Cho tới gần đây vẫn không có thông tin chính thức nào khẳng định vụ mua bán. Tuy vậy, một quan chức cấp cao của Cục tình báo quốc phòng Mỹ trong một cuộc điều trần ở QH đã xác nhận rằng việc Syria nhận Mig-31 chỉ là vấn đề thời gian. Ngoài ra, còn có thể có thêm Mig-29M/M2 với tính năng gần giống với mẫu mới nhất Mig-35.
Tổng giá trị của hợp đồng vào khoảng 1 tỷ dollar. Thực chất thì Syria chỉ được sử dụng như tấm bình phong, người chi tiền là Iran. Trong nhiều năm qua, Iran chịu lệnh cấm vận về vũ khí, trong khi Syria thì không. Do đó, Iran thường đi đường vòng. Họ chuyển tiền cho Syria mua vũ khí và ký các hiệp ước hợp tác quân sự với Syria. Vũ khí sau khi mua về mặc dù vẫn ở tại Syria nhưng Iran sẽ đưa người qua đó tham gia huấn luyện theo khuôn khổ các hiệp ước quân sự đã ký. Như vậy thì bản thân nước bán vũ khí cũng không bị 'khó xử' mặc dù họ cũng thừa biết tiền là từ đâu.
Mig-31 được phát triển lên từ Mig-25, loại máy bay đánh chặn nổi tiếng xuất hiện từ những năm 60. Bản thân Mig-25 được chế tạo với mục đích rất cụ thể là đánh chặn loại máy bay ném bom siêu thanh B-70 của Mỹ, lúc đó đang trong quá trình phát triển. B-70 được cho là có thể đạt tốc độ trên Mach 3 và có thể vượt qua các hệ thống phòng không của LX. Do đó chiếc Mig-25 được chế tạo với những khả năng mà các máy bay thời đó không có. Nó có khả năng đạt tốc độ tối đa gần Mach 3, có thể đạt đến độ cao tối đa gần 40km chỉ trong 4 phút. Dự án B-70 sau đó bị hủy bỏ nhưng Mig-25 thì được duy trì và được sử dụng trong vai trò của máy bay trinh sát và đánh chặn.
Khi mới xuất hiện, các thông số ấn tượng của nó đã gây sốc và kinh ngạc ở phương Tây. Đặc biệt là sau khi nó được sử dụng lần đầu ở Trung Đông đầu những năm 70. Khi đó LX gửi Mig-25 đến hỗ trợ cho Ai cập trong vai trò máy bay trinh sát. Nó có thể bay ngay trên thủ đô Tel Aviv của Israel mà các hệ thống phòng không và chiến đấu cơ F-4 Phantom của Mỹ mà không lực Israel đang sử dụng đều không thể ngăn chặn được.
Tuy vậy, vào tháng 9/1976, một phi công LX, Viktor Belenko, đào ngũ và lái 1 chiếc Mig-25 qua Nhật. Nhờ đó, ngườ Mỹ có cơ hội xem xét chiếc máy bay này một cách kỹ càng. Họ phát hiện ra rằng nó cũng có nhiều nhược điểm. Radar sử dụng công nghệ của những năm 50, với bóng đèn chân không thay vì chip bán dẫn. Nếu vượt quá Mach 2.5, động cơ của nó sẽ bắt đầu tan chảy. Tầm hoạt động rất ngắn. Và mặc dù LX nắm giữ phần lớn trữ lượng titan trên thế giới, Mig-25 lại được chế tạo chủ yếu bằng thép, và thậm chí sử dụng cả đinh rivet. Ngoài ra, mặc dù có tốc độ tối đa rất cao, nhưng khả năng cơ động của nó rất kém, chỉ chịu được gia tốc khoảng 2G. Để so sánh, đa số các chiến đấu cơ hiện nay đều có giới hạn là 9G.
Mig-25 được thiết kế như một máy bay 'đánh chặn' chứ không phải một máy bay tiêm kích. Nghĩa là vai trò chính của nó là bảo vệ vùng trời rộng lớn của LX khỏi các máy bay ném bom, máy bay trinh sát hay tên lửa hành trình của NATO chứ không phải để không chiến với các chiến đấu cơ khác. Thực tế chiến đấu cho thấy Mig-25 đều thất bại cho phải giao chiến với F-15. Không quân Israel sử dụng F-15 bắn hạ 2 Mig-25 của Syria năm 1981. Năm 1991, trong chiến dịch Bão táp sa mạc, F-15 của không lực Mỹ bắn hạ 2 Mig-25. Cả 4 đều bằng tên lửa Sparrow. Thêm 2 chiếc nữa bị hạ bởi F-16, sử dụng AMRAAM lần đầu tiên trên chiến trường.
Tuy vậy, vai trò và khả năng của Mig-25 là không thể phủ nhận. Trong vai trò đánh chặn của mình, tại những khu vực ở LX có triển khai Mig-25, các hoạt động xâm nhập của máy bay do thám NATO giảm đáng kể. Trong chiến tranh Iran-Iraq, Mig-25 của Iraq được sử dụng vài lần để ném bom Tehran và cũng có vài lần đụng độ kinh điển với F-14 mà Mỹ bán cho Iran trước cuộc cách mạng hồi giáo 1979. Trong một lần như vậy, F-14 phát hiện ra Mig-25 và khai hỏa trước. Mig-25 không nhận ra mình đang bị nhắm bắn cho đến khi F-14 liên lạc với tên lửa để cập nhật vị trí của mục tiêu. Tín hiệu chỉ mở trong 2 giây nhưng bị hệ thống cảnh báo của Mig-25 phát hiện. Phi công Iraq lập tức kích hoạt nhiễu và quay đầu tăng tốc bay thoát khỏi tầm tác chiến của tên lửa. Sau này, Mig-25 cũng vài lần thoát khỏi tên lửa của F-15 và F-14 của không quân và hải quân Mỹ nhờ vào tốc độ của mình.
Trong ngày thứ hai của chiến tranh vùng vịnh, 20/1/1991, một chiếc Mig-25 bắn hạ một chiếc F-18 của hải quân Mỹ. Đó là thành tích duy nhất của không quân Iraq trong cả cuộc chiến.
Mig-31 được phát triển lên từ Mig-25. Tốc độ tuy giảm xuống nhưng hệ thống điện tử được cải tiến rất nhiều. Tuy vậy, khả năng cơ động vẫn không ấn tượng, với mức giới hạn 5G. Mig-31 là mẫu máy bay đầu tiên trên thế giới sử dụng radar quét điện tử thay vì quét cơ như trước, có tầm hoạt động 200km và theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc. Nó còn có thể đóng vai trò như một mini AWACS, máy bay cảnh báo và kiểm soát trên không, phối hợp hoạt động của các máy bay khác gần đó. Nếu như Mig-25 chỉ có thể hoạt động tốt ở độ cao lớn thì Mig-31 vẫn có thể hoạt động ở độ cao thấp, trung bình.
Câu hỏi đặt ra là liệu sự xuất hiện của Mig-31 có làm thay đổi cán cân quân sự hiện nay ở Trung Đông, đặc biệt là không lực?
Không quân Israel trong mọi cuộc xung đột trước đây đều chiếm ưu thế và là tiền đề cho chiến thắng chung của quân đội Do thái. Và kể từ sau khi nhận các máy bay thế hệ thứ tư, F-15, F-16, thì ưu thế này trở nên tuyệt đối. Trong chiến dịch 'Hòa binh cho Galilee' giữa Israel và Syria trên đất Lebanon, tỷ lệ không chiến là 80-0, không quân Israel tiêu diệt 80 máy bay đối phương và không mất chiếc nào trong không chiến.
Ngày 6/7/1981, F-16 và F-15 của Israel thực hiện một cuộc đột kích ngoạn mục và phá hủy lò phản ứng hạt nhân duy nhất của Iraq và chấm dứt giấc mơ hạt nhân của Saddam. Năm ngoái, thêm một cuộc đột kích như vậy, và thêm một cơ sở hạt nhân của Syria hóa thành tro bụi. Và cũng như lần trước, các máy bay Israel ra vào như chỗ không người. Đầu năm nay, không quân Israel tấn công một đoàn xe chở tên lửa của Iran cho Hamas trên lãnh thổ Sudan.
5 chiếc Mig-31 rõ ràng không thể làm gì để chấm dứt sự thống trị của không quân Israel. Với tổng số 5 chiếc thì chỉ khoảng 3 chiếc là sẵn sàng chiến đấu tại một thời điểm bất kỳ, giả sử một tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu 60%. Với số lượng quá ít, lại không có được sự hỗ trợ từ các phương tiện khác tương ứng (AWACS, máy bay tiếp dầu v.v…) và chênh lệch trình độ giữa phi công Israel và Syria, Iran.
Tuy vậy, chắc chắn nó sẽ khiến cho Israel gặp khó khăn hơn trong việc lập kế hoạch. Syria/Iran có thể sử dụng Mig-31 trong vai trò AWACS mini, hoặc trong vai trò bảo vệ các cơ sở hạt nhân thay cho S-300 mà phía Nga vẫn chần chừ chưa giao cho Iran. Nhưng nói chung, mục đích chính có thể là nhằm ngăn chặn những cuộc đột kích như trên của không quân Israel, làm cho chúng khó khăn hơn. Số Mig-31 có thể được dùng để chặn đánh các máy bay Israel trên đường quay về sau khi đã thực hiện nhiệm vụ.
Tháng 6/2007, báo chí Nga đưa tin về hợp đồng mua 5 chiếc máy bay đánh chặn Mig-31 của Syria. Cho tới gần đây vẫn không có thông tin chính thức nào khẳng định vụ mua bán. Tuy vậy, một quan chức cấp cao của Cục tình báo quốc phòng Mỹ trong một cuộc điều trần ở QH đã xác nhận rằng việc Syria nhận Mig-31 chỉ là vấn đề thời gian. Ngoài ra, còn có thể có thêm Mig-29M/M2 với tính năng gần giống với mẫu mới nhất Mig-35.
Tổng giá trị của hợp đồng vào khoảng 1 tỷ dollar. Thực chất thì Syria chỉ được sử dụng như tấm bình phong, người chi tiền là Iran. Trong nhiều năm qua, Iran chịu lệnh cấm vận về vũ khí, trong khi Syria thì không. Do đó, Iran thường đi đường vòng. Họ chuyển tiền cho Syria mua vũ khí và ký các hiệp ước hợp tác quân sự với Syria. Vũ khí sau khi mua về mặc dù vẫn ở tại Syria nhưng Iran sẽ đưa người qua đó tham gia huấn luyện theo khuôn khổ các hiệp ước quân sự đã ký. Như vậy thì bản thân nước bán vũ khí cũng không bị 'khó xử' mặc dù họ cũng thừa biết tiền là từ đâu.
Mig-31 được phát triển lên từ Mig-25, loại máy bay đánh chặn nổi tiếng xuất hiện từ những năm 60. Bản thân Mig-25 được chế tạo với mục đích rất cụ thể là đánh chặn loại máy bay ném bom siêu thanh B-70 của Mỹ, lúc đó đang trong quá trình phát triển. B-70 được cho là có thể đạt tốc độ trên Mach 3 và có thể vượt qua các hệ thống phòng không của LX. Do đó chiếc Mig-25 được chế tạo với những khả năng mà các máy bay thời đó không có. Nó có khả năng đạt tốc độ tối đa gần Mach 3, có thể đạt đến độ cao tối đa gần 40km chỉ trong 4 phút. Dự án B-70 sau đó bị hủy bỏ nhưng Mig-25 thì được duy trì và được sử dụng trong vai trò của máy bay trinh sát và đánh chặn.
Khi mới xuất hiện, các thông số ấn tượng của nó đã gây sốc và kinh ngạc ở phương Tây. Đặc biệt là sau khi nó được sử dụng lần đầu ở Trung Đông đầu những năm 70. Khi đó LX gửi Mig-25 đến hỗ trợ cho Ai cập trong vai trò máy bay trinh sát. Nó có thể bay ngay trên thủ đô Tel Aviv của Israel mà các hệ thống phòng không và chiến đấu cơ F-4 Phantom của Mỹ mà không lực Israel đang sử dụng đều không thể ngăn chặn được.
Tuy vậy, vào tháng 9/1976, một phi công LX, Viktor Belenko, đào ngũ và lái 1 chiếc Mig-25 qua Nhật. Nhờ đó, ngườ Mỹ có cơ hội xem xét chiếc máy bay này một cách kỹ càng. Họ phát hiện ra rằng nó cũng có nhiều nhược điểm. Radar sử dụng công nghệ của những năm 50, với bóng đèn chân không thay vì chip bán dẫn. Nếu vượt quá Mach 2.5, động cơ của nó sẽ bắt đầu tan chảy. Tầm hoạt động rất ngắn. Và mặc dù LX nắm giữ phần lớn trữ lượng titan trên thế giới, Mig-25 lại được chế tạo chủ yếu bằng thép, và thậm chí sử dụng cả đinh rivet. Ngoài ra, mặc dù có tốc độ tối đa rất cao, nhưng khả năng cơ động của nó rất kém, chỉ chịu được gia tốc khoảng 2G. Để so sánh, đa số các chiến đấu cơ hiện nay đều có giới hạn là 9G.
Mig-25 được thiết kế như một máy bay 'đánh chặn' chứ không phải một máy bay tiêm kích. Nghĩa là vai trò chính của nó là bảo vệ vùng trời rộng lớn của LX khỏi các máy bay ném bom, máy bay trinh sát hay tên lửa hành trình của NATO chứ không phải để không chiến với các chiến đấu cơ khác. Thực tế chiến đấu cho thấy Mig-25 đều thất bại cho phải giao chiến với F-15. Không quân Israel sử dụng F-15 bắn hạ 2 Mig-25 của Syria năm 1981. Năm 1991, trong chiến dịch Bão táp sa mạc, F-15 của không lực Mỹ bắn hạ 2 Mig-25. Cả 4 đều bằng tên lửa Sparrow. Thêm 2 chiếc nữa bị hạ bởi F-16, sử dụng AMRAAM lần đầu tiên trên chiến trường.
Tuy vậy, vai trò và khả năng của Mig-25 là không thể phủ nhận. Trong vai trò đánh chặn của mình, tại những khu vực ở LX có triển khai Mig-25, các hoạt động xâm nhập của máy bay do thám NATO giảm đáng kể. Trong chiến tranh Iran-Iraq, Mig-25 của Iraq được sử dụng vài lần để ném bom Tehran và cũng có vài lần đụng độ kinh điển với F-14 mà Mỹ bán cho Iran trước cuộc cách mạng hồi giáo 1979. Trong một lần như vậy, F-14 phát hiện ra Mig-25 và khai hỏa trước. Mig-25 không nhận ra mình đang bị nhắm bắn cho đến khi F-14 liên lạc với tên lửa để cập nhật vị trí của mục tiêu. Tín hiệu chỉ mở trong 2 giây nhưng bị hệ thống cảnh báo của Mig-25 phát hiện. Phi công Iraq lập tức kích hoạt nhiễu và quay đầu tăng tốc bay thoát khỏi tầm tác chiến của tên lửa. Sau này, Mig-25 cũng vài lần thoát khỏi tên lửa của F-15 và F-14 của không quân và hải quân Mỹ nhờ vào tốc độ của mình.
Trong ngày thứ hai của chiến tranh vùng vịnh, 20/1/1991, một chiếc Mig-25 bắn hạ một chiếc F-18 của hải quân Mỹ. Đó là thành tích duy nhất của không quân Iraq trong cả cuộc chiến.
Mig-31 được phát triển lên từ Mig-25. Tốc độ tuy giảm xuống nhưng hệ thống điện tử được cải tiến rất nhiều. Tuy vậy, khả năng cơ động vẫn không ấn tượng, với mức giới hạn 5G. Mig-31 là mẫu máy bay đầu tiên trên thế giới sử dụng radar quét điện tử thay vì quét cơ như trước, có tầm hoạt động 200km và theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc. Nó còn có thể đóng vai trò như một mini AWACS, máy bay cảnh báo và kiểm soát trên không, phối hợp hoạt động của các máy bay khác gần đó. Nếu như Mig-25 chỉ có thể hoạt động tốt ở độ cao lớn thì Mig-31 vẫn có thể hoạt động ở độ cao thấp, trung bình.
Câu hỏi đặt ra là liệu sự xuất hiện của Mig-31 có làm thay đổi cán cân quân sự hiện nay ở Trung Đông, đặc biệt là không lực?
Không quân Israel trong mọi cuộc xung đột trước đây đều chiếm ưu thế và là tiền đề cho chiến thắng chung của quân đội Do thái. Và kể từ sau khi nhận các máy bay thế hệ thứ tư, F-15, F-16, thì ưu thế này trở nên tuyệt đối. Trong chiến dịch 'Hòa binh cho Galilee' giữa Israel và Syria trên đất Lebanon, tỷ lệ không chiến là 80-0, không quân Israel tiêu diệt 80 máy bay đối phương và không mất chiếc nào trong không chiến.
Ngày 6/7/1981, F-16 và F-15 của Israel thực hiện một cuộc đột kích ngoạn mục và phá hủy lò phản ứng hạt nhân duy nhất của Iraq và chấm dứt giấc mơ hạt nhân của Saddam. Năm ngoái, thêm một cuộc đột kích như vậy, và thêm một cơ sở hạt nhân của Syria hóa thành tro bụi. Và cũng như lần trước, các máy bay Israel ra vào như chỗ không người. Đầu năm nay, không quân Israel tấn công một đoàn xe chở tên lửa của Iran cho Hamas trên lãnh thổ Sudan.
5 chiếc Mig-31 rõ ràng không thể làm gì để chấm dứt sự thống trị của không quân Israel. Với tổng số 5 chiếc thì chỉ khoảng 3 chiếc là sẵn sàng chiến đấu tại một thời điểm bất kỳ, giả sử một tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu 60%. Với số lượng quá ít, lại không có được sự hỗ trợ từ các phương tiện khác tương ứng (AWACS, máy bay tiếp dầu v.v…) và chênh lệch trình độ giữa phi công Israel và Syria, Iran.
Tuy vậy, chắc chắn nó sẽ khiến cho Israel gặp khó khăn hơn trong việc lập kế hoạch. Syria/Iran có thể sử dụng Mig-31 trong vai trò AWACS mini, hoặc trong vai trò bảo vệ các cơ sở hạt nhân thay cho S-300 mà phía Nga vẫn chần chừ chưa giao cho Iran. Nhưng nói chung, mục đích chính có thể là nhằm ngăn chặn những cuộc đột kích như trên của không quân Israel, làm cho chúng khó khăn hơn. Số Mig-31 có thể được dùng để chặn đánh các máy bay Israel trên đường quay về sau khi đã thực hiện nhiệm vụ.
No comments:
Post a Comment