Khi quân đội Mỹ tập luyện, họ thường dùng tia laser để giả lập đường đạn hoặc pháo. Nhưng ngày nay, trong điều kiện thực tế, người lính còn phải đối phó với những nguy cơ ít tính quy ước hơn, ví dụ như những tên khủng bố đánh bom liều chết, do đó hải quân Mỹ vừa tài trợ cho một sáng chế giả lập một áo mang bom là các thành viên cảm tử hay sử dụng.
Trong những năm 70, đầu 80, quân đội Mỹ phát triển MILES, viết tắt của Hệ thống tác chiến laser tích hợp đa điểm, dùng cho huấn luyện. Mỗi khẩu súng sẽ được trang bị 1 đầu phát tia laser, tia laser đó sẽ chứa thông tin về người bắn, loại vũ khí, loại đạn sử dụng. Những người lính và phương tiện tham gia huấn luyện sẽ được gắn những cảm biến laser, cho phép nhận và phân tích thông tin về 'phát súng' nếu bị bắn trúng để quyết định mức độ thiệt hại.
Sáng chế này sử dụng một bộ quẩn áo được gắn nhiều nguồn phát sáng, vd như LED, có thể phát ra tín hiệu MILES thích hợp ra nhiều hướng trong không gian xung quanh. Những cảm biến quanh đó sẽ nhận những tín hiệu đó, đo khoảng cách và quyết định mức độ thiệt hại mà quả bom sẽ gây ra ở tại điểm đặt cảm biến. Những hệ thống giả lập trước kia chỉ tạo ra hiệu ứng khói và âm thanh.
Ngoài ra, nó còn có thể được sử dụng để huấn luyện cách vô hiệu hóa một tên khủng bố. Bản thân trên chiếc áo bom có gắn những cảm biến laser, do đó khi người lính nhắm bắn vào đó, họ sẽ biết rằng phát súng đó đã đủ để vô hiệu hóa kẻ đánh bom hay chưa.
No comments:
Post a Comment