29.4.09

Chào mừng vào câu lạc bộ


Sau quá trình đàm phán kéo dài khoảng một năm, Nga và Việt Nam đã ký một hợp đồng mua bán 6 tàu ngầm diesel-điện Kilo trị giá 1.8 tỷ dollar. Số 6 chiếc tàu này đáng lẽ là dành cho Venezuela, nhưng đã bị hủy khi mà TT Chavez đột nhiên trở nên vồn vã với Mỹ.

Hợp đồng này chính thức đưa VN gia nhập 'câu lạc bộ' những nước trong khu vực Thái Bình Dương đã đang và sắp có đội tàu ngầm hiện đại, gồm: Nga, Hàn Quốc, Nhật, Đài loan, TQ, Singapore, Malaysia và Úc.

Kilo có lượng choán nước 2300 tấn khi nổi và 3950 khi lặn. Độ sâu tối đa là 350m, tầm hoạt động tối đa là 6000 dặm ở tốc độ 7 hải lý/h và sử dụng ống thông hơi. Nếu hoàn toàn lặn xuống thì tầm tối đa là 400 dặm ở vận tốc 3 hải lý/h.

Kilo có thể theo dõi 5 mục tiêu cùng lúc, và tấn công 2 mục tiêu cùng lúc. Nó có 6 ống phóng ngư lôi 533mm, với 18 ngư lôi hạng nặng hoặc 24 quả mìn. Ngoài ra còn có 8 tên lửa phòng không tầm ngắn loại Gremlin hoặc Gimlet, có tầm bắn 5-6km. Một số chiếc được trang bị tên lửa diệt hạm với tầm bắn 220km hoặc tên lửa hành trình đối đất tầm bắn 275km.

Các tàu ngầm diesel điện nếu lặn xuống và chạy bằng động cơ điện sẽ rất nguy hiểm vì cực kỳ yên lặng. Tuy vậy, nó không thể lặn quá lâu và phải thường xuyên trồi lên và sử dụng ống thông hơi, chạy động cơ diesel để sạc lại, khiến chúng dễ bị phát hiện. Ngoài ra tốc độ của chúng rất chậm. Chúng hiệu quả nhất khi được sử dụng cho vai trò phòng thủ, ẩn mình chờ sẵn ở một vị trí nào đó, đợi cho đối phương di chuyển qua gần đó.

Tuy vậy, như mọi khi, con người vẫn luôn là yếu tố quan trọng nhất. Trong hải quân thường thì lính tàu ngầm là những thành phần ưu tú nhất. Do đó, câu hỏi đặt ra là liệu với hợp đồng này, hải quân VN có thể đào tạo ra những thủy thủ xuất sắc để có thể tận dụng được toàn bộ khả năng của nó hay không.

7 comments:

Anonymous said...

Vấn đề cho Việt Nam là đặt ở đâu để né tụi Tàu. Mọi người thường cho là để tại quân cảng Cam Ranh, nhưng tôi nghĩ để một chỗ không an toàn. Nghĩ hoài cũng không ra. Vậy cũng may, nếu nghĩ ra thì có thể mang tội tiết lộ bí mật quốc gia.

Mili-Tec said...

Cụ thể thì tôi không dám lạm bàn. Nhưng nói chung tôi nghĩ VN có thể xây dựng các hầm chứa ngầm hay đục trong lòng núi đá. Tuy có tốn kém nhưng ko phải là ko thể. Mặc dù mua 6 tàu nhưng không nhất thiết phải xây đủ chỗ cho cả 6 chiếc. Vì nếu xoay vòng tốt thì VN có thể liên tục duy trì khoảng 2 chiếc trực chiến tuần tra ngoài biển, 1-2 chiếc khác cũng ở ngoài khơi cho việc huấn luyện. Như vậy chỉ cần cho trú ẩn cho từ 2-3 chiếc. Những hầm chứa như vậy rất khó có thể bị phá hủy bởi vũ khí thông thường TQ hiện có, cho dù có chính xác tới đâu.

Yết Kiêu said...

Đừng đậu tàu ngầm cố định ở một chỗ mà nên rãi ra 6 nơi ( Trường Sa , Côn Đảo , Phú Quốc , đất liền ,...) thậm chí còn cần làm nhiều chiếc tàu ngầm giả để khắp nơi để thằng Tàu không biết hư thực vì Hải quân VN quá nhỏ bé , không thể đương đầu trực chiến với nó được mà phải đánh du kích trên biển với nó mà thôi, trong khi đó phải cho Nga vô VN để giữ biển phụ với VN .

Mili-Tec said...

Ngay cả với các cường quốc thì số lượng quân cảng cũng rất hạn chế. Tập trung nguồn lực cho 1 hay 2 vị trí được bảo vệ tốt vẫn hợp lý hơn, khi mà đối phương có thể huy động lực lượng quy mô lớn tấn công cùng lúc nhiều địa điểm với độ chính xác cao. Người Nga vẫn đang rất khó khăn và mới bắt đầu lại quá trình tái hiện đại hóa lực lượng vũ trang của chính mình, trong tương lai gần, sẽ không có chuyện họ bỏ tiền ra để triển khai lực lượng ở hải ngoại, nhất là những nơi không gắn với quyền lợi sống còn của mình.

vuanhtuan said...

Một vấn đề lớn của VN là không có nhiều điều kiện để luyện tập với vũ khí mới. Càng không có điều kiện kiểm chứng các tính năng cũng như độ chính xác của khí tài mới nhận.
Trong cuộc chiến chống Mỹ, lượng vũ khí được tài trợ là dồi dào, người cũng dồi dào, có chuyên gia theo hầu. Nhưng nay mọi thứ đều phải mua, hậu mãi lại kém (đó là đặc điểm của vũ khí nga).Vậy làm cách nào để phát huy được sức mạnh của các vũ khí chiến lược?
Việc mua các loại máy bay su-30 rẻ hơn mà lại dễ thực hành hơn tàu kilo. Mua nhiều tàu kilo như thế sẽ tiêu quá nhiều tiền mà chưa chắc đã biết cách dùng. Hơn nữa, tàu kilo cũng có nhiều công nghệ. Khả năng lớn là công nghệ của 6 con tàu này chỉ cho phép chiến đấu lặn 5-6 ngày kô nổi.
Ngoài mua tàu, số lượng vũ khí đi theo cũng tốn rất nhiều tiền. Hệ sonar và phản sonar cũng phải mua riêng. Được biết đơn hàng này kô thanh toán bằng tiền mà bằng dầu thô. Lượng đổi là bao nhiêu là bí mật quốc gia, nhưng chắc chắn nó vượt gấp đôi con số 1,8tỷ đô tiền mua tàu, còn nếu nó là dầu ở Hoàng Sa thì nó phải trả giá gấp nhiều lần nữa.
Xưa kia Ai cập thời Cleopatra cũng đã kiệt quệ vì đầu tư hạm đội quá nặng nề. Đến khi hạm đội bị Antonius đánh cháy thì chả còn sức đâu mà đánh nữa.

Mili-Tec said...

Như tôi cũng đã từng đề cập nhiều lần, cái khó không phải là mua vũ khí nào, mà là liệu có đào tạo được những con người có thể tận dụng tối đa được khả năng của nó hay không. Việc tiếp tục dựa nhiều vào vk Nga có thể gồm những lí do phi quân sự, ví dụ như phương thức chi trả, vì VN là bạn hàng lâu năm của Nga, có thể có các phương thức chi trả linh hoạt (vd đổi hàng) hay vì phải trả bằng 1 lượng tiền mặt lớn nếu mua của phương tây.

Bản thân tôi cũng khá ngạc nhiên trước việc đặt mua cùng lúc tới 6 chiếc Kilo. Có thể đây là một hợp đồng dài hạn, dù sao thì VN cũng cần có thời gian để làm quen với nó.

Nói chung tôi tán thành việc đầu tư vào tàu ngầm, đó là vũ khí phòng vệ trên biển hiệu quả nhất. Tôi chỉ lo về việc TQ không lạ gì với Kilo. Ngược lại, tôi không tán thành lắm các hợp đồng mua Gepard. Chúng quá nhỏ để có thể chống lại không quân và tàu ngầm đối phương nếu chiến tranh xảy ra. Tập trung nguồn lực vào máy bay và tàu ngầm là lựa chọn thích hợp hơn.

Anonymous said...

Cũng như Mili-tec, tôi hoàn toàn ủng hộ việc trang bị tàu ngầm cho HQ, cho dù chậm đến 24 năm (năm 1986 chúng ta đã có nhân lực đủ trang bị cho hai tàu ngầm diesel kiểu S613, được đào tạo bài bản tại LX cũ. Do tầm nhìn nên người ta đã hủy ý định xây dựng lực lượng này).
Điều băn khoăn nhất của tôi lúc này là HQVN sẽ sử dụng sức mạnh này như thế nào? Đào tạo người chỉ huy tác chiến binh chủng này khó hơn nhiều đào tạo thủy thủ đoàn. Ngoài ra đào tạo lực lượng phụ trợ (tiếp dầu, tìm kiếm cứu nạn, thông tin tác chiến...)không kém phần tốn kém.