5.5.09

1 Cadillac = 4 Volvo

SA-11
NASAMS


Phần lan đang bỏ ra 700 triệu dollar để thay thế hệ thống phòng không SA-11 (Buk) của Nga bằng NASAMS của Nauy. 3 năm trước, Phần lan nhận hệ thống SA-11 như cách trừ khoản nợ 300 triệu dollar từ thời LX. Có tầm bắn 35km, đây là hậu duệ của SA-6 nổi tiếng trong những trận chiến ở Trung Đông trước kia. Trong cuộc chiến chớp nhoáng giữa Nga và Gruzia năm ngoái, cả 2 phía đều sử dụng hệ thống này. Nga bắn hạ 1 số UAV của Gruzia, và cũng mất ít nhất 4 Su-25 và 1 máy bay ném Tu-22 vì SA-11 của Gruzia.

NASAMS sử dụng tên lửa AMRAAM, loại tên lửa không đối không tầm xa của Nato. Tầm bắn 30km, trần hoạt động 20km, có thể dùng để chống tên lửa hành trình. Radar của hệ thống có tầm 50-70km. Phiên bản gắn trên máy bay của AMRAAM có tầm khoảng 70km. Cùng cạnh tranh với NASAMS là SAMP/T, với tầm bắn gần 100km, và có khả năng nâng cấp lên thành hệ thống chống tên lửa đạn đạo.

So với SA-11 và SAMP/T, NASAMS có các chỉ số không bằng, nhưng bù lại nó có giá rẻ hơn, và do đó, có thể mua nhiều hơn. Như lời Bộ trưởng BQP Phần lan là: "thay vì 1 chiếc Cadillac, chúng tôi mua 4 chiếc Volvo".

Việc mua NASAMS phản ánh sự thay đổi về chiến thuật phòng không của Phần lan, chuyển từ hệ thống phòng thủ tập trung sang hệ thống phân tán, có tầm bao phủ rộng hơn, và được kết nối với nhau. Ngoài ra, tên lửa AMRAAM có hệ thống dẫn đường chủ động rất tiên tiến, cho phép trong giai đoạn cuối nó tự tìm đến mục tiêu và không cần radar của hệ thống phòng không dẫn đường. Điều này giảm khả năng đối phương dùng tên lửa diệt radar tấn công vào hệ thống. Thậm chí, trong toàn bộ quá trình tác chiến, có thể không cần đến radar, tên lửa có thể nhân thông tin từ các nguồn khác.

Việc sử dụng các tên lửa không đối không cho vai trò đất đối không ngày càng thông dụng. Nguyên nhân vì các tên lửa này thường có bộ tự dẫn đường rất mạnh, cả về cảm biến và khả năng xử lý thông tin, do đó ít phụ thuộc vào radar của hệ thống hơn. Do đó, đối phương it có cơ hội dò ra vị trí của radar.

No comments: