1.4.09

EMALS: Bệ phóng điện từ trường

CVF


CVN-21
Một trong số những thiết bị quan trọng nhất trên một tàu sân bay chính là máy phóng máy bay. Vì trên tàu sân bay, không thể nào có một đường băng đủ dài cho một máy bay có thể đạt được tốc độ cần thiết để cất cánh. Do đó, máy phóng được sử dụng để cung cấp thêm gia tốc cho máy bay, giúp đạt được vận tốc cần thiết chỉ trong thời gian ngắn.

Nếu không có máy phóng, tàu sân bay sẽ phải sử dụng dốc phóng. Khi đó phần đường băng ở mũi tàu sẽ dốc lên, máy bay khi qua khỏi dốc phóng sẽ có đủ lực nâng. Tuy vậy, khả năng hỗ trợ của nó bị giới hạn rất nhiều. Máy bay khi đó sẽ không thể bay với đầy đủ nhiên liệu và tải trọng vũ khí.

Cho đến nay, các máy phóng đều sử dụng hơi áp suất cao. Chúng được sử dụng trên các tàu sân bay của Mỹ và chiếc Charles De Gaulle của Pháp, vốn cũng mua công nghệ từ Mỹ. Hơi nước được cung cấp từ lò phản ứng hạt nhân của tàu. Công nghệ này cũng có một số hạn chế, đặc biệt là yêu cầu cao về bảo trì, bảo dưỡng.

Hiện nay, Hải quân Mỹ đang dự tính sẽ chuyển sang sử dụng máy phóng dùng điện từ trên lớp tàu sân bay mới của mình, CVN - 21 Gerald Ford. Công nghệ này được gọi là EMALS. Và nó cũng được dự tính trang bị cho lớp tàu sân bay mới của Hải quân Anh, Nữ hoàng Elizabeth hay CVF. Công nghệ mới này hứa hẹn sẽ hiệu quả, tiết kiệm hơn.

Hiện nay, mỗi lần phóng máy bay cần khoảng 615kg hơi áp suất cao, cùng với đó là rất nhiều hệ thống thủy lực, và nước để hấp thụ va chạm và giảm tốc cho máy phóng. Cả hệ thống nói chung là rất lớn, phức tạp. Ngoài ra, một khuyết điểm lớn của nó là tạo ra gia tốc rất lớn, sự tăng tốc rất đột ngột đó tạo ra sức ép rất lớn lên khung máy bay. Do đó các mẫu máy bay của hải quân thường có yêu cầu rất cao về độ bền so với của không quân, và làm tăng chi phí.

EMALS sử dụng cùng nguyên lý như của súng điện từ. Nó giúp cho việc phóng máy bay diễn ra nhẹ nhàng hơn (gia tốc nhỏ hơn), với 30% tăng thêm về lực phóng. Nó cũng nhỏ gọn và ít yêu cầu về bảo trì. Công suất cực đại của nó là 60 MW, cung cấp một năng lượng lên tới 60 megajun, đủ để thắp sáng 12,000 căn hộ.

No comments: