Vừa qua, phó chủ tịch Quân ủy trung ương, tướng Guo Boxiong, đã có chuyến thăm quan trọng tới Nga nhằm thúc đẩy mối quan hệ quân sự giữa 2 nước. Tuy nhiên, nó chủ yếu cho thấy những vấn đề hơn là những giải pháp.
Phái đoàn TQ được TT Nga Medvedev tiếp đón, và có 1 cuộc họp kín kéo dài với bộ trưởng BQP Anatoliy Serdyukov và giám đốc Cơ quan hợp tác quân sự liên bang Mikhail Dmitriyev. Ngày 24/11, phái đoàn TQ thăm quan bãi thử nghiệm vũ khí mới Kapustin Yar. Ngày hôm sau là Cuộc họp lần thứ 14 của Ủy ban liên hợp Nga- TQ về hợp tác trong công nghệ quân sự. Theo như người phát ngôn của BQP Nga thì 2 bên đã bày tỏ sự hài lòng với tình hình hợp tác hiện nay.
Tuy nhiên, cả 2 phía cũng đồng thời không mong đợi việc ký kết của bất cứ một hợp đồng mới nào. Điều này cũng dễ hiểu. TQ đã mua hầu như mọi thứ vũ khí có thể từ Nga, và Nga cũng đã bán cho TQ mọi loại vũ khí của mình, chỉ thiếu mỗi vũ khí hạt nhân! Bản thân TQ hiện nay cũng đang tăng cường việc tự sản xuất vũ khí trang bị cho quân đội mình. Những loại vũ khí mà TQ chưa có và đang muốn mua thì lại hoặc trong quá trình nghiên cứu hoặc đang gặp vấn đề ở khâu sản xuất.
Bản hợp đồng lớn gần đây nhất giữa 2 nước được ký cách đây đã 4 năm, từ 2005 tại Sochi. Theo đó Nga sẽ cung cấp vào 2010 cho TQ 34 máy bay vận tải IL-76 và 4 máy bay tiếp liệu trên không IL-78. Tuy vậy, nhà sản xuất của những loại máy bay này, Liên hợp hàng không Chkalov Taskent, Uzbekistan, đã phá sản. Và do đó hợp đồng bị hủy. Vấn đề mua máy bay vận tải phản lực hạng nặng tiếp tục được đặt ra trong chuyến thăm lần này, nhưng phía TQ không đạt được kết quả cụ thể nào.
Tuy vậy, cũng trong thời gian trên, TT Medvedev đã có chuyến thăm Ulyanovsk. Báo giới Nga tập trung vào việc TT đến có liên quan đến 2 vụ nổ liên tục ở Kho vũ khí hải quân số 31 vừa qua. Tuy nhiên, ngay khi đến phi trường, TT Medvedev đi ngay đến nhà máy của công ty liên doanh Aviastar SP, là nơi tiếp quản việc sản xuất IL-76 từ nhà sản xuất cũ đã phá sản. Tại đó, TT đã được nghe trình bày về một dự án máy bay mới IL-476, dựa trên mẫu IL-76. Dự kiến nó sẽ được bắt đầu bay thử nghiệm vào 2011. Như vậy ít nhất thì phía TQ cũng có gì đó để hy vọng.
Một vấn đề lớn nữa là việc bản thân quân đội Nga cũng đang rất cần hiện đại hóa, thay thế số vũ khí đã quá cũ của mình. Và năng lực sản xuất của Nga có thể không đủ để đáp ứng cho cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ví dụ như trong chuyến thăm bãi thử Kapustin Yar, phái đoàn TQ rất ấn tượng với hệ thống phòng không S-400 mới. Tuy nhiên, phía Nga cũng báo trước là TQ chưa thể mua ngay được. Thứ nhất vì họ muốn trang bị trong nước trước. Thứ 2, phía Nga cũng cần giải quyết những thiếu sót của S-400 trước. Theo tướng Zelin, tư lệnh không quân Nga thì những đặc điểm kỹ thuật-chiến thuật của S-400 vẫn chưa hoàn toàn đạt được, và vẫn còn rất nhiếu việc cần làm trước khi đạt được kết quả như mong muốn.
Phái đoàn TQ còn được cho xem nhiều loại vũ khí mới khác, nhưng phía Nga chưa muốn bán chúng. Vấn đề quan tâm lớn của Nga hiện nay là việc TQ liên tục copy công nghệ của họ, không chỉ để sử dụng trong nước mà còn xuất khẩu để cạnh tranh với chính vũ khí của Nga. Trước đây không phải là Nga chưa biết đến điều này, nhưng khi đó họ quá cần tiền nên đành làm ngơ. Nhưng hiện giờ thì họ muốn có những đảm bảo rõ ràng từ phía TQ. Thật ra thì từ năm ngoái Nga và TQ đã ký một hiệp định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm về những lời hứa hẹn tương tự của TQ khi xin gia nhập WTO và tình hình bảo vệ bản quyền thực tế sau đó, rõ ràng không nên kỳ vọng quá nhiều.
Phái đoàn TQ được TT Nga Medvedev tiếp đón, và có 1 cuộc họp kín kéo dài với bộ trưởng BQP Anatoliy Serdyukov và giám đốc Cơ quan hợp tác quân sự liên bang Mikhail Dmitriyev. Ngày 24/11, phái đoàn TQ thăm quan bãi thử nghiệm vũ khí mới Kapustin Yar. Ngày hôm sau là Cuộc họp lần thứ 14 của Ủy ban liên hợp Nga- TQ về hợp tác trong công nghệ quân sự. Theo như người phát ngôn của BQP Nga thì 2 bên đã bày tỏ sự hài lòng với tình hình hợp tác hiện nay.
Tuy nhiên, cả 2 phía cũng đồng thời không mong đợi việc ký kết của bất cứ một hợp đồng mới nào. Điều này cũng dễ hiểu. TQ đã mua hầu như mọi thứ vũ khí có thể từ Nga, và Nga cũng đã bán cho TQ mọi loại vũ khí của mình, chỉ thiếu mỗi vũ khí hạt nhân! Bản thân TQ hiện nay cũng đang tăng cường việc tự sản xuất vũ khí trang bị cho quân đội mình. Những loại vũ khí mà TQ chưa có và đang muốn mua thì lại hoặc trong quá trình nghiên cứu hoặc đang gặp vấn đề ở khâu sản xuất.
Bản hợp đồng lớn gần đây nhất giữa 2 nước được ký cách đây đã 4 năm, từ 2005 tại Sochi. Theo đó Nga sẽ cung cấp vào 2010 cho TQ 34 máy bay vận tải IL-76 và 4 máy bay tiếp liệu trên không IL-78. Tuy vậy, nhà sản xuất của những loại máy bay này, Liên hợp hàng không Chkalov Taskent, Uzbekistan, đã phá sản. Và do đó hợp đồng bị hủy. Vấn đề mua máy bay vận tải phản lực hạng nặng tiếp tục được đặt ra trong chuyến thăm lần này, nhưng phía TQ không đạt được kết quả cụ thể nào.
Tuy vậy, cũng trong thời gian trên, TT Medvedev đã có chuyến thăm Ulyanovsk. Báo giới Nga tập trung vào việc TT đến có liên quan đến 2 vụ nổ liên tục ở Kho vũ khí hải quân số 31 vừa qua. Tuy nhiên, ngay khi đến phi trường, TT Medvedev đi ngay đến nhà máy của công ty liên doanh Aviastar SP, là nơi tiếp quản việc sản xuất IL-76 từ nhà sản xuất cũ đã phá sản. Tại đó, TT đã được nghe trình bày về một dự án máy bay mới IL-476, dựa trên mẫu IL-76. Dự kiến nó sẽ được bắt đầu bay thử nghiệm vào 2011. Như vậy ít nhất thì phía TQ cũng có gì đó để hy vọng.
Một vấn đề lớn nữa là việc bản thân quân đội Nga cũng đang rất cần hiện đại hóa, thay thế số vũ khí đã quá cũ của mình. Và năng lực sản xuất của Nga có thể không đủ để đáp ứng cho cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ví dụ như trong chuyến thăm bãi thử Kapustin Yar, phái đoàn TQ rất ấn tượng với hệ thống phòng không S-400 mới. Tuy nhiên, phía Nga cũng báo trước là TQ chưa thể mua ngay được. Thứ nhất vì họ muốn trang bị trong nước trước. Thứ 2, phía Nga cũng cần giải quyết những thiếu sót của S-400 trước. Theo tướng Zelin, tư lệnh không quân Nga thì những đặc điểm kỹ thuật-chiến thuật của S-400 vẫn chưa hoàn toàn đạt được, và vẫn còn rất nhiếu việc cần làm trước khi đạt được kết quả như mong muốn.
Phái đoàn TQ còn được cho xem nhiều loại vũ khí mới khác, nhưng phía Nga chưa muốn bán chúng. Vấn đề quan tâm lớn của Nga hiện nay là việc TQ liên tục copy công nghệ của họ, không chỉ để sử dụng trong nước mà còn xuất khẩu để cạnh tranh với chính vũ khí của Nga. Trước đây không phải là Nga chưa biết đến điều này, nhưng khi đó họ quá cần tiền nên đành làm ngơ. Nhưng hiện giờ thì họ muốn có những đảm bảo rõ ràng từ phía TQ. Thật ra thì từ năm ngoái Nga và TQ đã ký một hiệp định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm về những lời hứa hẹn tương tự của TQ khi xin gia nhập WTO và tình hình bảo vệ bản quyền thực tế sau đó, rõ ràng không nên kỳ vọng quá nhiều.
No comments:
Post a Comment