Khi mà nạn hải tặc ở Somali lại một lần nữa thu hút sự chú ý của thế giới khi một người Mỹ đầu tiên bị bắt cóc. Hiện giờ viên thuyềt trưởng vẫn đang bị những tên hải tặc cầm giữ trên một con thuyền cứu hộ giữa biển và đang bị một khu trục hạm của hải quân Mỹ canh chừng. Ít nhất trong lúc này thì người Mỹ nên học tập người Pháp trong cách thức giải quyết vấn đề. Trong tất cả những lần có công dân Pháp bị hải tặc bắt cóc, đặc nhiệm Pháp đều vào cuộc, giải cứu con tin, hạ vài tên hải tặc và bắt số còn lại về Pháp xét xử.
Trong lần mới đây nhất, đặc nhiệm Pháp đã đột kích một du thuyền, giải cứu 4 con tin. Một con tin thiệt mạng cùng với 2 tên hải tặc, 3 tên khác bị bắt.Một vụ tiêu biểu khác diễn ra vào tháng 4 năm ngoái. Lần đó, một khoản tiền chuộc được trả để 30 con tin từ một du thuyềt được thả tự do. Nhưng ngay khi các con tin được đưa đến nơi an toàn, đặc nhiệm Pháp thực hiện vụ đột kích bằng trực thăng, bắt sống 6 tên hải tặc.
Có 4 trực thăng tham gia vụ tấn công. Xạ thủ từ một trực thăng nhắm bắn vào động cơ chiếc xe 2 cầu của bọn hải tặc. Chiếc thứ 2 đạp xuống gần đó, khống chế bọn hải tặc trong khi 2 chiếc còn lại bay vòng phía trên yểm trợ hỏa lực. Những trực thăng này xuất phát từ tàu chở trực thăng Jeanne d'Arc.
Một chi tiết đáng chú ý là một đô đốc Pháp, tư lệnh lực lượng Đặc nhiệm hải quân Pháp đã nhảy dù xuống biển cùng với 50 lính đặc nhiệm khác trước khi được đưa lên tàu. Lí do có lẽ là do khoảng cách địa lý xa cùng với yêu cầu về thời gian không cho phép sử dụng trực thăng mà phải dùng máy bay cánh bằng. Trong quá khứ, người Pháp cũng hay thực hiện phương thức này, do họ không có nhiều căn cứ hải ngoại hay tàu sân bay cỡ lớn như của Mỹ.
No comments:
Post a Comment