Bức ảnh cũng cho thấy hạn chế của không quân Nga, khi họ vẫn phải dựa vào cách ném bom rải thảm truyền thống thay vì sử dụng các loại vũ khí chính xác. Chỉ trong bức ảnh ta có thể đếm được vài chục hố bom khác nhau, nhưng chỉ có vài quả bom rơi trúng mục tiêu.
25.12.09
Kopitnari
Bức ảnh cũng cho thấy hạn chế của không quân Nga, khi họ vẫn phải dựa vào cách ném bom rải thảm truyền thống thay vì sử dụng các loại vũ khí chính xác. Chỉ trong bức ảnh ta có thể đếm được vài chục hố bom khác nhau, nhưng chỉ có vài quả bom rơi trúng mục tiêu.
24.12.09
Sinh nhật lần thứ 50
Những chiến hạm vượt thời gian
Trên danh nghĩa thì chiếc tàu cổ nhất vẫn còn trong biên chế hải quân là chiếc USS Constitution của hải quân Mỹ. Nó là 1 chiếc tàu buồm và đã thuộc hải quân Mỹ từ 1797 cho tới nay. Hiện nay nó vẫn được coi là 1 chiến hạm chính thức thuộc biên chế, với 1 thủy thủ đoàn cũng thuộc lực lượng thường trực của hải quân Mỹ. Sở dĩ con tàu hơn 200 tuổi này được giữ lại là do danh tiếng của nó trong lịch sử, đặc biệt là trong Chiến tranh 1812 với hải quân Anh. Khi đó nó đã chiếm được rất nhiều tàu hàng của Anh và đã đánh bại 5 chiến hạm khác nhau của hải quân Hoàng gia Anh. Nổi tiếng nhất là trận chiến với chiến hạm HMS Guerriere. Khi đó những phát đạn đại bác từ tàu Anh bắn vào thân tàu Constitution đều bị nảy ra. Một thủy thủ khi đó đã thốt lên rằng thân tàu của nó giống như được làm bằng thép vậy.
Hải quân Anh cũng có 1 chiếc tàu buồm vẫn còn trong biên chế, đó là chiếc HMS Victory. Đây là chiếc kỳ hạm mà đô đốc Horatio Nelson đã dùng trong trận chiến Trafalgar năm 1805. Đây là trận hải chiến quan trọng nhất trong lịch sử thế giới cận đại, và là 1 trong những trận quan trọng nhất trong lịch sử loài người. Trong trận chiến đó, hạm đội của Nelson dù có số lượng ít hơn đã đánh bại hoàn toàn hạm đội của Napoleon, tiếp tục khẳng định sự thống trị tuyệt đối của hải quân Anh trước hải quân của Hoàng đế Pháp, do đó bảo vệ được nước Anh trước tham vọng của thiên tài quân sự này. Đô đốc Nelson hy sinh trong quá trình diễn ra trận chiến và được tàu Victory chở về Anh, nơi ông được tôn vinh là người anh hùng vĩ đại nhất của Anh cho tới ngày nay. Bản thân chiếc Victory đã nằm trong biên chế từ 1778, nghĩa là còn lâu đời hơn chiếc USS Constitution, tuy nhiên nó mất danh hiệu chiếc tàu chiến cổ nhất trong biên chế chính thức vì nó chủ yếu được giữ trên cạn, trong khi chiếc Constitution vẫn còn có thể di chuyển được. Tuy vậy nếu tính đến yếu tố vẫn còn được sử dụng cho nhiệm vụ thật sự thì chiếc VMS Kommuna là chiếc lâu đời nhất.
USS Independence
LCS là một dự án ra đời nhằm đáp ứng những thay đổi về yêu cầu tác chiến của hải quân Mỹ. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, trọng tâm của họ tập trung chủ yếu vào tác chiến viễn dương, sử dụng những chiến hạm cỡ lớn, với giá trị cả tỷ dollar. Hiện nay, hải quân Mỹ ngày càng được yêu cầu tác chiến tại những vùng duyên hải, gần bờ, không thích hợp cho những chiến hạm loại lớn. LCS được yêu cầu có tốc độ lớn, trên 80km/h (gần 50 hải lý/h), tầm hoạt động 6,300km, thời gian hoạt động khoảng 21 ngày. Mớn nước ở tải trọng tối đa khoảng dưới 3m.
Trang bị tiêu chuẩn của LCS 2 gồm 1 pháo 57mm, 4 súng máy 12.7mm, và 1 giàn phóng tên lửa phòng thủ tầm gần SeaRam. Đây là một hệ thống phòng thủ chống lại máy bay và tên lửa diệt hạm, thay thế cho hệ thống cũ Phalanx, vốn sử dụng súng máy đa nòng 20mm. Nó có tầm xa hơn, 7.5km so với 2km.
Việc đưa LCS vào sử dụng dự kiến sẽ đặt ra một số thách thức mới về vấn đề vận hành. Những tàu chiến cỡ nhỏ tương đương với LCS được sử dụng bởi các hải quân khác chủ yếu là để phòng thủ, bảo vệ vùng biển nội địa, gần bờ. Còn LCS phải theo truyền thống của hải quân Mỹ từ trước đến giờ là tác chiến ở các vùng biển hải ngoại, xa căn cứ. Cộng với thời gian hoạt động ngắn ( do kích thước nhỏ), nó sẽ phải được tiếp tế trên biển rất thường xuyên, một công việc nhiều nguy hiểm và khó khăn.
Khi thực hiện việc tiếp tế trên biển, tàu tiếp tế sẽ chạy song song với tàu nhận tiếp tế, và bắn dây cáp qua. Sau khi dây cáp đã được nối giữa 2 tàu, ống dẫn nhiên liệu sẽ được kéo qua và nối vào tàu nhận tiếp tế. Ngoài ra các kiện hàng hóa khác cũng sẽ được kéo qua. Hải quân Mỹ có truyền thống tác chiến viễn dương từ hơn một thế kỷ, và từ sau Thế chiến thứ 2 đến nay, đã duy trì hoạt động thường xuyên tại mọi vùng biển lớn quanh thế giới. Do đó, việc tiếp tế trên biển được họ thực hiện rất thường xuyên và rất thành thạo về việc này. Tuy nhiên không vì thế mà những nguy hiểm mất đi.
Khi 2 tàu chạy song song với khoảng cách gần, chúng rất dễ bị 'hút' vào nhau và gây ra va chạm. Đó là do khi 2 tàu di chuyển ở khoảng cách gần, luồng nước giữa 2 tàu sẽ có tốc độ chảy lớn hơn phần nước xung quanh. Theo định luật về động lực thì tốc độ chảy của chất lỏng càng cao thì áp suất của chúng sẽ giảm xuống. Vì vậy áp suất của nước ở giữa 2 con tàu sẽ thấp hơn. Sự mất cân bằng này khiến 2 con tàu bị đẩy về phía nhau.
Do đó, khi thực hiện việc tiếp tế trên biển, 2 tàu phải tuân theo những yêu cầu rất khắt khe. Khoảng cách duy trì trong khoảng 30-60m, tốc độ khoảng 25km/h. Đặc biệt cả 2 phải duy trì được tốc độ tương đương với nhau. Thậm chí cả 2 phải đồng bộ hóa vòng quay của các chân vịt để có thể duy trì được tốc độ ngang nhau. Vấn đề với LCS là nó không có chân vịt. Để đạt được tốc độ cao, LCS sử dụng các động cơ thủy phản lực. Nước được hút vào và bơm ra phía sau với tốc độ cao, đẩy tàu về phía trước. Bù lại, LCS có thể kiểm soát tốc độ của mình tốt hơn các tàu truyền thống, do đó việc duy trì vị trí tương đối với tàu tiếp liệu cũng không quá khó khăn.
Một vấn đề nữa với tốc độ cao của LCS là nó có thể đâm vào…cá voi. Chuyện này đã từng xảy ra với các tàu chiến khác, với kết quả thường là cá voi bị chết. Nhưng với LCS do có tốc độ cao, cộng với kích thước nhỏ, va chạm loại này có thể diễn ra thường xuyên hơn và thiệt hại gây ra cho tàu có thể rất lớn.
LCS có 2 thủy thủ đoàn khác nhau. Thủy thủ đoàn cơ bản gồm 40 người, chịu trách nhiệm vận hành con tàu. Và thủy thủ đoàn tác chiến 35 người, chịu trách nhiệm điều khiển module nhiệm vụ. LCS được thiết kế theo nguyên tắc module. Khoảng 40% không gian trên tàu là trống. Tùy vào nhiệm vụ được giao (phòng không, chống tàu ngầm, hỗ trợ lực lượng đặc biệt, tác chiến trên biển…) mà các khoang chứa các thiết bị tương ứng sẽ được gắn vào trong tàu, đi kèm là thủy thủ đoàn tác chiến chuyên biệt. Bản thân thủy thủ đoàn cơ bản được chia ra làm 2 đội Xanh và Vàng thay phiên nhau vận hành tàu. Do đó LCS có thể duy trì hoạt động xa căn cứ trong 1 thời gian dài.
21.12.09
Hải quân Nga đối mặt với tương lai u ám
Theo đô đốc Popov, nguyên nhân là do hải quân không được cấp ngân sách để đóng mới các tàu chiến viễn dương, có khả năng tác chiến xa, cũng như duy trì hạm đội hiện có. Phần lớn số tàu chiến của hải quân Nga hiện nay đã được đóng từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước, và đã đến gần giới hạn tuổi thọ.
Hiện Hải quân Nga có khoảng 30 chiến hạm viễn dương, có khả năng tác chiến xa. Nhưng tất cả sẽ phải được thay thế trong vòng 10-15 năm tới, nếu không hải quân Nga sẽ bị giảm cấp xuống thành 1 lực lượng hải quân duyên hải như của 1 nước thuộc thế giới thứ 3, chỉ đủ sức bảo vệ vùng biển gần bờ của nó.
Tuy nhiên, trong vòng 10 năm vừa qua, hải quân Nga không nhận thêm được bất kì một tàu viễn dương mới nào, chỉ có 1 tàu hạng nhẹ loại 2000 tấn. Thậm chí trong chiến lược hiện đại hóa quân đội cho đến 2015, cũng không có kế hoạch nhằm đóng mới tàu chiến cỡ lớn.
Với tốc độ đóng mới hiện tại, dự tính đến 2025, Nga chỉ có 15-20 khinh hạm và 8 khu trục hạng nhẹ, thậm chí không đủ để bảo vệ toàn bộ đường bờ biển rất dài của Nga.
Đại phẫu không quân Nga
Lá chắn vô hình
Thiết bị đầu tiên là Warlock, gắn trên xe cơ giới. Một khi được kích hoạt, nó sẽ tạo thành một vùng an toàn xung quanh phương tiện. Tín hiệu kích nổ bị vô hiệu hóa. Thường khi đó quả bom sẽ phát nổ phía sau chiếc xe, vì người điều khiển liên tục gửi tín hiệu vì nghĩ rằng thiết bị gặp trục trặc.
Hiện nay các thiết bị này đã được phát triển đến thế hệ thứ 3, có tên JCREW. Nó giờ đây đủ nhỏ gọn để người lính bộ binh có thể đeo theo người. Do đó rất hữu dụng tại Afghanistan, nơi mà phải dựa nhiều vào những cuộc tuần tra bộ hơn Iraq. JCREW cho phép việc thêm các tần số vào dễ dàng hơn, nó giảm thiểu việc xung đột với các thiết bị điện tử khác, cùng nhiều cải tiến khác được giữ bí mật.
Ngoài các thiết bị gây nhiễu gắn trên xe hay lính bộ binh, hải quân và không quân cũng có 1 số máy bay tác chiến điện tử có khả năng tương tự, với tác dụng trên một khu vực rộng lớn.
Một nhược điểm của các thiết bị này là nó cũng đồng thời làm tê liệt mạng điện thoại di động dân sự. Ngoài ra, nó cũng có thể xung đột với các thiết bị điện tử quân sự khác.
20.12.09
V-22 trên boong
18.12.09
Việt Nam có thể trở thành một khách hàng chính của Nga?
Hôm 14/12 vừa qua, tại Tatarstan, chiếc khinh hạm Gepard 3.9 mà Nga đóng cho Việt Nam đã được hạ thủy. Đây là chiếc đầu tiên trong hợp đồng 2 chiếc. Nó sẽ trải qua các cuộc chạy thử trước khi về Việt Nam vào mùa thu năm sau. Giá trị hợp đồng không được công bố chính thức nhưng có lẽ vào khoảng 200 triệu dollar/chiếc. Tàu có lượng choán nước 2100 tấn, dài 102m, gồm 10 khoang riêng biệt. Thủy thủ đoàn 100 người. Tốc độ tối đa 27-28 hải lý/h, tốc độ hành trình 20 hải lý/h. Tầm hoạt động 5000 dặm. Thời gian trên biển 20 ngày. Tàu được trang bị tên lửa diệt hạm Uran-E, pháo 76.2mm AK-176M, hệ thống pháo phòng không Palma. 2 súng 30mm AK-630M, giàn phóng tên lửa chống tàu ngầm RBU-6000, 2 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Nó có thể chở theo 1 trực thăng Ka-28 hoặc Ka-31.
Những hợp đồng gần đây và trong tương lai có thể đưa Việt Nam trở thành 1 khách hành quan trọng của ngành CNQP Nga, nhất là trong bối cảnh giá trị hợp đồng từ 2 khách hàng lớn nhất là TQ và Ấn độ có thể giảm xuống.
15.12.09
Bơi trong bọt
Vụ này khiến người ta nhớ lại một sự kiện tương tự cách đây 4 năm tại một căn cứ không quân Mỹ. Ngày 23/8/2005, hệ thống dập lửa trong 1 nhà chứa máy bay B-1B được thử nghiệm sau khi vừa lặp đặt xong. Theo yêu cầu thì trong 1 phút nó phải tạo ra được 1 lớp bọt dày 1m. Nhưng hệ thống hoạt động 'hơn' cả mong đợi khi chạy suốt 4 phút và bao phủ tòa nhà trong bọt. Dù sao thì vậy vẫn tốt hơn là không tạo đủ bọt để nhanh chóng dập tắt lửa. (Xem hình). Bọt chữa lửa ra đời cách đây hơn 60 năm, loại chuyên dùng để chống lại đám cháy gây ra bởi nhiên liệu phản lực được hải quân Mỹ phát triển thành công vào những năm 1960.
14.12.09
Pháp tiến vào tương lai với Felin
ABV
IFV mới của Hàn Quốc
11.12.09
A400M đã cất cánh
Máy bay cất cánh lúc 10h16 giờ địa phương, tại Sevilla, TBN ngày hôm nay (4h16 chiều giờ VN). Cơ trưởng là Ed Strongman, phi công thử nghiệm chính của Airbus, cơ phó là Ignacio "Nacho" Lombo, kỹ sư trưởng là Eric Isorce, cùng 1 số nhân viên khác.
Chuyến bay này được hy vọng sẽ cứu chương trình khỏi nguy cơ bị hủy. Airbus hứa rằng khách hàng sẽ bắt đầu được nhận A400M sau 3 năm nữa.
Với sức tải khoảng 35 tấn, trên mức 20 tấn của C-130 nhưng dưới mức 70 tấn của C-17, máy bay vận tải phản lực, A400M được xem là có tiềm năng cạnh tranh ở cả 2 phân khúc máy bay vận tải chiến thuật và chiến lược. Đây là 1 dự án rất quan trọng và đầy tham vọng của tổ hợp quân sự châu Âu, tuy nhiên đã gặp rất nhiều trở ngại và nhiều lần tưởng như đã bị hủy
Lần đầu tiên sau 15 năm
Lần phóng này có ý nghĩa khá đặc biệt, vì nó là lần đầu tiên sau 15 năm, Nga không còn bị ràng buộc bởi Hiệp ước START vừa hết hạn. Theo đó, 2 nước Nga, Mỹ phải thông báo cho nhau các thông số của các vụ thử tên lửa như vậy. Thật ra trên thực tế thì nó cũng không quá quan trọng, vì cũng theo START thì mỗi nước có thể thực hiện tối đa đến 11 lần thử bí mật mỗi năm, không cần thông báo thông tin cho nhau. Tuy vậy, dù sao thì đây cũng là 1 mốc khá đáng nhớ.
Nga chính thức xác nhận về vụ thử Bulava
10.12.09
Người ngoài trái đất tấn công Nauy, từ một hành tinh tên "Bulava"
Tuy nhiên, theo những thông tin ban đầu thì đây là một cuộc thử nghiệm không báo trước của tên lửa Bulava. Nó được phóng đi từ tàu ngầm Dmitry Donskoy rạng sáng ngày 9.12 giờ địa phương. Không có bất kì thông tin chính thức nào về kết quả, thậm chí là việc xác nhận về cuộc thử nghiệm. Tuy nhiên các nguồn tin từ Nga cho biết đây lại là một thất bại nữa, lần này là do tầng thứ 3 của tên lửa. Trên clip ta cũng có thể thấy quầng sáng chỉ tồn tại một thời gian ngắn trước khi biến mất.
Như vậy trong tổng số 12 lần phóng thử nghiệm thì Bulava đã có 7 lần thất bại. Lần này là lần thứ 3 liên tiếp.
Tàu Dmitry Donskoy đã ra khơi từ 26.10, mang theo tên lửa, tuy nhiên đã quay lại cảng 2 ngày sau đó. Theo thông báo chính thức thì lần đó chỉ nhằm kiểm tra một số bước trong quy trình phóng chứ không phải phóng thật. Tuy vậy, thực tế thì có đã có kế hoạch phóng thử vào hôm 26.10. Nhưng có ai đó nhớ ra rằng đó là ngày TT Nga đi thăm trung tâm thiết kế NPOmash. Và trung tâm thiết kế MITT, cha đẻ của Bulava, không muốn tạo điều kiện cho đối thủ của mình "thảo luận" về tình trạng của chương trình Bulava trước mặt TT. Do đó cuộc phóng được hoãn đến hôm sau, 27.10.
Nhưng lần đó, hệ thống điều khiển phóng có vấn đề, khiến cho tên lửa không nhận lệnh. Ít nhất thì tên lửa vẫn còn nguyên và ai đó có thể lập luận rằng đó là lỗi hệ thống chứ không phải lỗi do chính tên lửa.
Tuy nhiên với lần thử thất bại này thì rõ ràng khó có thể biện minh gì thêm.
(Cập nhật)
Theo lời của Jonathan McDowell, một nhà vật lý thiên thể tại Trung tâm thiên văn Havard-Smithsonia thì vòng xoắn ốc trên clip cho thấy đây chắc chắn là 1 vụ phóng tên lửa không thành. Theo ông, hình dạng xoắn ốc hoàn hảo trong clip cho thấy tên lửa khi đó đã ở ngoài bầu khí quyển. Nếu ở độ cao thấp hơn, sức cản không khí sẽ khiến tên lửa nhanh chóng lao xuống và vệt khói phía sau sẽ bị gió tạt đi theo nhiều hướng. Do đó, rất có thể 2 tầng tên lửa đầu đã hoạt động tốt, cho đến khi ra ngoài không gian và tầng tên lửa thứ 3 khởi động. Nguyên nhân nhiều khả năng là ở ống xả phản lực, khiến cho luồng phản lực bị đẩy ra bên cạnh thay vì thẳng về phía sau và khiến tên lửa xoay tròn.
7.12.09
Tổng quan về các vị trí có vũ khí hạt nhân hiện nay

Gần phân nửa trong số đó đang ở trong tình trạng sẵn sàng, nghĩa là được triển khai cùng với các phương tiện dùng để phóng chúng đi (tên lửa, máy bay…) và có thể được đem ra sử dụng trong 1 thời gian ngắn.
Nga hiện có khoảng 48 vị trí chứa vũ khí hạt nhân thường xuyên, hơn 1 nửa là trong tình trạng sẵn sàng và khoảng 19 kho chứa. Trong số các kho chứa, một nửa là kho chứa cấp quốc gia. Ngoài ra, còn có nhiều vị trí tạm thời, dùng để chứa vũ khí hạt nhân trên đường vận chuyển của chúng.
Con số này đã giảm nhiều từ 90 vị trí cách đây 10 năm và hơn 500 vào thời chiến tranh lạnh. Nhiều vị trí hiện nay của Nga ở khá gần nhau và gần các khu dân cư. Một ví dụ là tại thành phố Saratov, bao quanh là sư đoàn tên lửa liên lục địa Tarishchevo với tổng cộng gần 300 đầu đạn hạt nhân, căn cứ không quân Engels với khoảng 35 máy bay ném bom chiến lược, và một kho chứa cấp quốc gia. Tổng cộng là hơn 1000 đầu đạn hạt nhân. (Xem hình)

Mỹ có 21 vị trí, đặt tại 13 bang và 5 quốc gia ở Châu Âu (Bỉ, Đức, Ý, Hà lan, Thổ Nhĩ Kỳ). Vào 1985 thì con số này là 164 vị trí. Trong hình dưới là bên trong một hầm chứa tại căn cứ không quân Nellis, Nevada. Bên trong là khoảng 50 bom hạt nhân B61. Và tại Nellis có khoảng 75 hầm như vậy. Nơi đây là 1 trong 4 vị trí chứa vũ khí hạt nhân chính ở Mỹ. B61 là 1 trong những loại bom hạt nhân chính của Mỹ, có sức công phá tùy chọn, từ mức 0.3 kiloton (300 tấn TNT) cho tới 170 kt (quả bom ném xuống Hiroshima có sức công phá 20 kt).

Châu Âu có số địa điểm gần tương đương Mỹ, rải rác tại 7 quốc gia. 5 trong số đó là các nước có đặt các vũ khí của Mỹ như đã kể trên. 2 quốc gia còn lại là Anh và Pháp, với kho hạt nhân riêng của mình. Pháp có 7 và Anh là 4.
TQ có khoảng từ 8-14 vị trí. Tuy nhiên, đa số là các địa điểm lưu trữ tách biệt với các phương tiện phóng. Những vị trí này được kiểm soát trực tiếp từ quân ủy trung ương.
Về số lượng, Nga ước tính có tổng cộng 13,000 đơn vị vũ khí hạt nhân. 4850 trong đó trong lực lượng thường trực, 8150 còn lại trong lực lượng dự bị, hoặc đã bị thải hồi và chuẩn bị được phá hủy. Mỹ có 9400 đơn vị, 5200 trong đó vẫn còn được triển khai, 4200 còn lại đang chờ được phá hủy.
Pháp, TQ, Anh, Israel, Ấn độ và Pakistan có tổng số vũ khí lần lượt là 300, 240, 180, 80-100, 60-80 và 70-90.
GPS vẫn chưa có đối thủ
Hiện nay chỉ còn 19 vệ tinh GLONASS trên quỹ đạo, và chỉ 15 trong số đó đang hoạt động. Trong khi đó, chỉ để hệ thống phủ sóng được trong phạm vi nước Nga đã cần 18 vệ tinh, còn trên phạm vi toàn cầu là 24. Ngoài ra, một lô 6 vệ tinh chuẩn bị được phóng lên cũng bị phát hiện có những lỗi kỹ thuật nghiêm trọng.
Thật ra thì GLONASS từng đạt được mức 24 vệ tinh vào 1995. Tuy nhiên việc thiếu kinh phí trầm trọng của quân đội Nga sau 1991 đã khiến cho GLONASS không còn được cấp thêm kinh phí, trong khi đó cứ mỗi 5-7 năm thì cần phóng vệ tinh mới thay thế. Do đó đến cuối 2002 thì chỉ còn 7 vệ tinh GLONASS còn hoạt động.
Nhưng dù sao thì GLONASS vẫn còn hứ hẹn hơn nhiều so với Galileo, một dự án tương tự của châu Âu. Cho tới nay mới chỉ có 2 vệ tinh thuộc hệ thống Galileo được đưa lên quỹ đạo, nếu theo kế hoạch thì đáng lẽ con số này phải là 4, trong khi kinh phí hiện nay đã gấp 2 lần dự toán. Theo như dự kiến thì trong vòng 10 năm tới, hệ thống sẽ hoàn chỉnh với 30 vệ tinh, và sẽ có độ tin cậy cao hơn tại các vùng vĩ độ cao và trong các đô thị có mật độ xây dựng cao.
Ngoài ra còn có hệ thống Beidu của TQ, hiện vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, với chỉ khoảng 4 vệ tinh đang hoạt động.
Lí do để các quốc gia tìm cách phát triển một hệ thống có thể cạnh tranh với GPS không chỉ là để độc lập trong các ứng dụng quân sự và còn vì lợi ích kinh tế. Theo ước tính giá trị kinh tế GPS đem lại mỗi năm lên tới 30 tỷ dollar. Đó là lí do mà GPS được mở cho mọi người có thể sử dụng với độ chính xác gần bằng với tín hiệu cho quân đội Mỹ. Việc các hệ thống như GLONASS, Galileo liên tục gặp chậm trễ trong việc triển khai càng khiến các nhà sản xuất thiết bị nản lòng và càng làm cho viễn cảnh những hệ thống này trong tương lai có thể cạnh tranh với GPS càng khó khăn. Đa số thiết bị có tích hợp bộ thu tín hiệu GLONASS hiện nay cũng đồng thời có thể nhận luôn tín hiệu của GPS. Đây có lẽ cũng là xu hướng trong tương lai, nếu như có nhiều hệ thống định vị vệ tinh cùng hoạt động vì chi phí sản xuất một bộ thu kép không đắt hơn bộ thu đơn nhiều trong khi việc sử dụng đồng thời 2 tín hiệu độc lập cho phép tăng độ chính xác và tin cậy.
Đánh giá lại tình trạng hợp tác quân sự giữa Nga và TQ hiện nay
Phái đoàn TQ được TT Nga Medvedev tiếp đón, và có 1 cuộc họp kín kéo dài với bộ trưởng BQP Anatoliy Serdyukov và giám đốc Cơ quan hợp tác quân sự liên bang Mikhail Dmitriyev. Ngày 24/11, phái đoàn TQ thăm quan bãi thử nghiệm vũ khí mới Kapustin Yar. Ngày hôm sau là Cuộc họp lần thứ 14 của Ủy ban liên hợp Nga- TQ về hợp tác trong công nghệ quân sự. Theo như người phát ngôn của BQP Nga thì 2 bên đã bày tỏ sự hài lòng với tình hình hợp tác hiện nay.
Tuy nhiên, cả 2 phía cũng đồng thời không mong đợi việc ký kết của bất cứ một hợp đồng mới nào. Điều này cũng dễ hiểu. TQ đã mua hầu như mọi thứ vũ khí có thể từ Nga, và Nga cũng đã bán cho TQ mọi loại vũ khí của mình, chỉ thiếu mỗi vũ khí hạt nhân! Bản thân TQ hiện nay cũng đang tăng cường việc tự sản xuất vũ khí trang bị cho quân đội mình. Những loại vũ khí mà TQ chưa có và đang muốn mua thì lại hoặc trong quá trình nghiên cứu hoặc đang gặp vấn đề ở khâu sản xuất.
Bản hợp đồng lớn gần đây nhất giữa 2 nước được ký cách đây đã 4 năm, từ 2005 tại Sochi. Theo đó Nga sẽ cung cấp vào 2010 cho TQ 34 máy bay vận tải IL-76 và 4 máy bay tiếp liệu trên không IL-78. Tuy vậy, nhà sản xuất của những loại máy bay này, Liên hợp hàng không Chkalov Taskent, Uzbekistan, đã phá sản. Và do đó hợp đồng bị hủy. Vấn đề mua máy bay vận tải phản lực hạng nặng tiếp tục được đặt ra trong chuyến thăm lần này, nhưng phía TQ không đạt được kết quả cụ thể nào.
Tuy vậy, cũng trong thời gian trên, TT Medvedev đã có chuyến thăm Ulyanovsk. Báo giới Nga tập trung vào việc TT đến có liên quan đến 2 vụ nổ liên tục ở Kho vũ khí hải quân số 31 vừa qua. Tuy nhiên, ngay khi đến phi trường, TT Medvedev đi ngay đến nhà máy của công ty liên doanh Aviastar SP, là nơi tiếp quản việc sản xuất IL-76 từ nhà sản xuất cũ đã phá sản. Tại đó, TT đã được nghe trình bày về một dự án máy bay mới IL-476, dựa trên mẫu IL-76. Dự kiến nó sẽ được bắt đầu bay thử nghiệm vào 2011. Như vậy ít nhất thì phía TQ cũng có gì đó để hy vọng.
Một vấn đề lớn nữa là việc bản thân quân đội Nga cũng đang rất cần hiện đại hóa, thay thế số vũ khí đã quá cũ của mình. Và năng lực sản xuất của Nga có thể không đủ để đáp ứng cho cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ví dụ như trong chuyến thăm bãi thử Kapustin Yar, phái đoàn TQ rất ấn tượng với hệ thống phòng không S-400 mới. Tuy nhiên, phía Nga cũng báo trước là TQ chưa thể mua ngay được. Thứ nhất vì họ muốn trang bị trong nước trước. Thứ 2, phía Nga cũng cần giải quyết những thiếu sót của S-400 trước. Theo tướng Zelin, tư lệnh không quân Nga thì những đặc điểm kỹ thuật-chiến thuật của S-400 vẫn chưa hoàn toàn đạt được, và vẫn còn rất nhiếu việc cần làm trước khi đạt được kết quả như mong muốn.
Phái đoàn TQ còn được cho xem nhiều loại vũ khí mới khác, nhưng phía Nga chưa muốn bán chúng. Vấn đề quan tâm lớn của Nga hiện nay là việc TQ liên tục copy công nghệ của họ, không chỉ để sử dụng trong nước mà còn xuất khẩu để cạnh tranh với chính vũ khí của Nga. Trước đây không phải là Nga chưa biết đến điều này, nhưng khi đó họ quá cần tiền nên đành làm ngơ. Nhưng hiện giờ thì họ muốn có những đảm bảo rõ ràng từ phía TQ. Thật ra thì từ năm ngoái Nga và TQ đã ký một hiệp định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm về những lời hứa hẹn tương tự của TQ khi xin gia nhập WTO và tình hình bảo vệ bản quyền thực tế sau đó, rõ ràng không nên kỳ vọng quá nhiều.
1.12.09
Su-30MKI gặp tai nạn
"Đó là 1 tội ác"
Tư lệnh không quân Nga, tướng Alexander Zelin vừa từ chối sử dụng bất kì loại UAV nào được các nhà sản xuất trong nước chào hàng vì không hài lòng với các thông số về độ cao, tốc độ, cũng như chất lượng của các thiết bị trinh sát gắn trên đó. Ông giải thích một cách thẳng thừng: "Đưa những thiết bị như vậy vào sử dụng đơn giản là 1 tội ác". Các chỉ huy Nga đã quá hiểu rõ những hạn chế của công nghệ UAV nội địa. Họ có quá đủ kinh nghiệm từ việc sử dụng chúng ở Chesnia và các khu vực lân cận. UAV của Nga có thời gian hoạt động ngắn, chỉ vài giờ, và độ tin cậy thấp. Chúng cũng khó điều khiển và do đó không được binh lính thích sử dụng. Do đó, vài năm trước, các tướng Nga đã đề nghị 1 điều gần như không tưởng, mua UAV của phương tây.
Tất nhiên không thể mua của Mỹ. Ngay cả khi bỏ qua yếu tố chính trị hay sĩ diện thì khi đó các nhà sản xuất UAV của Mỹ cũng đang cháy hàng, sản xuất không kịp để cung cấp cho các lực lượng Mỹ ở Iraq và Afghanistan. Do đó, Nga quay qua Israel. Đầu năm nay, họ ký một hợp đồng trị giá 50 triệu dollar với Israel, gồm 3 loại UAV khác nhau, bao gồm từ loại UAV nhỏ, vừa và lớn.
Giá trị hợp đồng không lớn, nhưng chủng loại lại đa dạng. Không cần có trí thông minh quá siêu phàm cũng hiểu rằng mục đích chính của Nga trong hợp đồng này là học hỏi kinh nghiệm, công nghệ của Israel. Đổi lại, Nga tiếp tục trì hoãn việc bán các giàn tên lửa phòng không S-300 cho Iran, kẻ thù lớn nhất của Israel hiện nay. Các nhà sản xuất Nga tuyên bố một khi tiếp cận được với UAV của Israel họ có thể copy được trong vòng 1 năm. Nhưng các tướng lĩnh Nga thì chỉ đơn giản là "trăm nghe không bằng một thấy".
30.11.09
Mã nguồn đóng
Bắc Triều Tiên - Chết vì cua
C-RAM Centurion
"Kỷ niệm" của chiến tranh lạnh
24.11.09
Tàu ngầm mới của TQ ồn hơn của Nga cách đây hơn 30 năm

TQ sắp có chiến đấu cơ thế hệ thứ 5?
23.11.09
4 trong 1
Sau 2 năm thử nghiệm, thủy quân lục chiến Mỹ sẽ bắt đầu sử dụng GATOR, loại radar đa năng mới có thể thay thế cho 4 hệ thống cũ trước đó. Sử dụng công nghệ radar quét điện tử chủ động (AESA), GATOR có thể cùng lúc đảm nhiệm việc phát hiện, theo dõi và tấn công máy bay, phát hiện tên lửa hành trình, phát hiện vị trí pháo binh đối phương và kiểm soát không lưu. Tầm hoạt động khoảng hơn 200km. Hệ thống nặng 4 tấn và được chở trên 1 chiếc Humvee cải tiến.
Windows và NSA
Cũng như đối với các hệ điều hành trước đó của Microsoft, Cục tình báo quốc gia Mỹ (NSA) cũng tham gia vào quá trình kiểm tra các đặc tính bảo mật của Windows 7. Việc hợp tác này đã có 1 quá trình lâu dài và không chỉ dừng ở mức tư vấn, đưa ra các khuyến nghị. NSA đã từng làm việc với không lực Mỹ và Microsoft để tạo ra một phiên bản đặc biệt của Windows XP với hơn 600 thay đổi nhằm tăng tính bảo mật của nó. Một số trong đó thật ra tương đối đơn giản, như bảo đảm rằng password của administrator phải luôn khác với của user, hoặc password sẽ tự động hết hạn sau 60 ngày. Với bản Windows 7, NSA cũng đang hợp tác để tạo ra một phiên bản đặc biệt tương tự, và sẽ được không quân sử dụng từ năm tới.
18.11.09
Sự tất yếu không mong đợi
Sớm hơn so với dự kiến, TQ đã vượt Hàn quốc để trở thành nước đóng tàu lớn nhất thế giới. Trước đây người ta cho rằng TQ chỉ làm được điều này sau từ 5-10 năm nữa. Trước đó nữa thì Nhật là nước giữ vị trí này, trước khi bị HQ vượt.
Hiện nay TQ đang có các hợp đồng tổng cộng 54.96 triệu CGT, so với 53.63 triệu của HQ. CGT là viết tắt của tổng trọng tải đã bù trừ. 'Đã bù trừ' nghĩa là có tính đến hệ số của độ phức tạp trong thiết kế của con tàu. Ví dụ như 1 tấn tải trọng của 1 con tàu chở hóa chất sẽ tương đương 4 tấn của 1 con tàu chở container thường. Do đó, nếu tính theo tải trọng thông thường thì khoảng cách giữa TQ và HQ còn xa hơn nữa do phần lớn tàu mà TQ đang đóng có thiết kế đơn giản.
Trong những năm vừa qua, TQ đã đầu tư rất nhiều vào ngành công nghiệp đóng tàu với tham vọng từ đó làm nền cho sức mạnh hải quân của mình. TQ đang đi theo con đường giống như của NB và HQ. Cả 2 nước Đông Á này đều là cường quốc hàng đầu về công nghiệp đóng tàu và đã chuyển thành công ưu thế đó sang lĩnh vực quân sự. Họ có khả năng đóng các chiến hạm ngang ngửa với của hải quân Mỹ, thậm chí còn có kích thước lớn hơn.
TQ vẫn đang chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình này, tuy nhiên đang tiến rất nhanh. Có sự khác biệt rất lớn giữa tàu chiến và tàu dân sự, và ngay cả trong lĩnh vực đóng tàu dân sự, TQ vẫn chưa thể so được với NB hay HQ về công nghệ để có thể đóng được các loại tàu phức tạp như tàu chở hóa chất, khí hóa lỏng…Một tàu chở hàng thường có kích thước tương đương tàu sân bay lớp Nimitz của hải quân Mỹ có giá chỉ 130 triệu dollar, so với 4 tỷ của chiếc siêu hàng không mẫu hạm. Mức giá này thậm chí còn thấp hơn chi phí vận hành hàng năm của Nimitz.
TQ có thể chiếm được thị phần nhanh chóng một phần là vì các nhà đóng tàu HQ gặp hạn chế về diện tích đất để mở rộng sản xuất. Do đó họ đang tập trung vào việc phát triển công nghệ.
17.11.09
Thường trực vs. Dự bị
Pavehawk II+
Không quân Mỹ vừa thử nghiệm thành công thế hệ mới của bom thông minh điều khiển bằng laser Pavehawk II+. Thế hệ hiện nay Pavehawk II có tầm hoạt động 14km và bán kính chính xác dưới nửa mét. Các thông số của thế hệ mới vẫn chưa được công bố. So với bom thông minh điều khiển bằng vệ tinh (GPS), bom laser có nhược điểm là tầm hoạt động ngắn, bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường bên ngoài…tuy nhiên nó lại có ưu điểm về độ chính xác rất cao.
9.11.09
Tiến thoái lưỡng nan
Các quan chức quốc phòng Nga vừa thông báo rằng nguyên nhân thất bại của vụ thử tên Bulava tháng 7 vừa rồi nằm ở hệ thống chỉnh hướng của tầng tên lửa thứ 1, lỗi này đã được khắc phục và một cuộc bắn thử nữa sẽ diễn ra vào cuối tháng này. Cho tới nay, tổng cộng đã có 11 lần bắn thử, trong đó chỉ có 1 lần thành công tuyệt đối, và tới 6 lần thất bại hoàn toàn, bao gồm lần gần đây nhất. Đây thật sự là một sự thất vọng lớn, khi mà chương trình Bulava chiếm tới 40% ngân sách quốc phòng dành cho mua sắm mới.
Những thất bại liên tiếp khiến cho càng có nhiều áp lực yêu cầu tiếp tục sử dụng lại tên lửa R-29RM Sineva, vốn đang được gắn trên các tàu ngầm hạt nhân lớp Delta. Tuy nhiên, bộ quốc phòng Nga vẫn quyết tâm theo đuổi dự án Bulava và ra hạn chót vào cuối năm nay để mọi vấn đề kỹ thuật được giải quyết. Nếu không, rất có thể dự án sẽ buộc phải dừng lại.
Một trong những lí do khiến Nga vẫn tiếp tục dự án là vì họ muốn có 1 tên lửa liên lục địa dùng nhiên liệu rắn trang bị cho các tàu ngầm lớp Borei mới của mình. Sineva vẫn sử dụng nhiên liệu lỏng, vốn không ổn định và đáng tin cậy như nhiên liệu rắn.
Một vấn đề nữa là loại tàu ngầm mới lớp Borei được thiết kế để mang tên lửa Bulava, với chiều dài 12.1m và đường kính 2m. Trong khi đó, Sineva có kích thước tương ứng là 14.8m và 1.8m. Việc thiết kế lại các ống phóng sẽ rất tốn kém. Hiện giờ đã có 1 chiếc thuộc lớp Borei được đưa vào vận hành và 2 chiếc đang trong quá trình chế tạo.
Thật sự thì Nga cũng từng có 1 loại tên lửa liên lục địa trên tàu ngầm dùng nhiên liệu rắn. Tuy nhiên loại R-39 này quá lớn, dài 16m, đường kính 2.4m, chỉ có thể được trang bị trên tàu ngầm loại Typhoon, loại tàu ngầm lớn nhất thế giới, nhưng đã bị về hưu sớm do chi phí vận hành quá cao.
Tuy vậy, vẫn có một giải pháp đơn giản hơn cho vấn đề, đó là cứ tuyên bố dự án đã 'thành công' và bắt đầu trang bị cho tàu ngầm, hy vọng rằng một số trong số 16 tên lửa (trên mỗi tàu) sẽ hoạt động tốt. Đồng thời trong thời gian sau đó, tiếp tục âm thầm hoàn thiện nó để tăng tỷ lệ đó lên. Tất cả những gì cần thiết là mong cho chiến tranh hạt nhân đừng nổ ra trong thời gian đó!