7.12.08

Công nghệ giáp siêu nhẹ


Lục quân Mỹ đang tập trung nghiên cứu công nghệ giáp liên hợp mới, nhẹ hơn cho thế hệ xe tăng mới của mình. Loại tăng này, là một phần của chương trình Hệ thống Chiến đấu tương lai FCS, sẽ nặng dưới 30 tấn. Thế hệ xe tăng hiện tại của Mỹ, M-1, nặng 70 tấn.

Giáp liên hợp được phát minh ở Anh những năm 80. Nó gồm những lớp kim loại và gốm đặt xen kẽ nhau, và giúp cho lớn giáp chắc chắn hơn trong khi lại giảm được trọng lượng. Người Mỹ thêm vào một lớp uranium làm nghèo, và tạo ra công nghệ giáp xe tăng vững chắc nhất từ trước tới giờ.

Công nghệ mới mà người Mỹ đang nhắm tới sẽ có độ chắc chắn tương đương nhưng nhẹ hơn 1 nửa. Thời gian ra đời dự tính của thế hệ xe tăng mới là 2015.

Những kinh nghiệm từ các cuộc xung đột gần đây cung cấp nhiều ý tưởng mới. Ví dụ như binh lính ở Iraq nhận thấy rằng mặc dù các loại bom chống tăng có thể xuyên qua kim loại, nó lại bị chặn đứng bởi kính chống đạn.

Kính chống đạn khiền cho luồng xuyên của đầu đạn chống tăng mất ổn định và phân tán năng lượng dọc theo những lớp kính. Đây cũng là nguyên lý của công nghệ bọc thép Chobham, những lớp gốm ceramic và thép được đặt xen kẽ nhau. Khi một đầu xuyên hay dòng kim loại nóng tạo ra từ đầu nổ định hướng đi qua, chúng sẽ mất ổn định. Nguồn năng lượng ban đầu bị phân tán khi những tấm ceramic vỡ vụn.

Kính chống đạn có giá thành cao. Một tấm kính chắn gió giá khoảng vài ngàn dollar. Quy trình chế tạo có tỷ lệ phế phẩm rất cao, cần làm khoảng vài lần mới có được một thành phẩm như ý.

Ngoài công nghệ giáp liên hợp siêu nhẹ, các nhà nghiên cứu còn tiếp tục cải tiến công nghệ Giáp tương tác dùng sức nổ (ERA). Được chế tạo bởi Israel vào những năm 70, nó gồm thuốc nổ chèn giữa những tấm kim loại. Khi dòng kim loại nóng chảy tạo ra từ đầu nổ định hướng xuyên qua, ERA sẽ phát nổ, vụ nồ sẽ triệt tiêu động năng của luồng xuyên.

Một trong những khuyến điểm của ERA là nó có thể gây hại cho đồng đội gần đó. Có những giải pháp cho vấn đề này, CLARA ERA sử dụng nhiều lớp nhựa tổng hợp thay vì kim loại. CLARA cũng nhẹ hơn nhiều so với ERA thường. Ngoài ra còn có SLERA, sử dụng ít chất nổ hơn.

Cuối cùng là hệ thống bảo vệ chủ động. Nó thường gồm radar để phát hiện tên lửa đang bay đến và một rocket nhỏ sẽ bay ra để vô hiệu tên lửa đó. Người Nga đi tiên phong với hệ thống Drozd, chủ yếu để đối phó với sự ra đời của tên lửa chống tăng TOW của Mỹ. Hệ thống Trophy của Israel dùng công nghệ mới và hiện đại hơn. Có thể bảo vệ khỏi cả tên lửa có điều khiển và RPG (B-40, 41) ở khoảng cách gần.

Ngoài ra còn có công nghệ hoàn toàn mới và vẫn đang trong quá trình nghiên cứu như sử dụng trường điện từ.

No comments: