10.12.08
Trực thăng không ngon ăn như vẫn nghĩ
Từ những năm 80, UH-60 Blackhawk bắt đầu thay thế cho UH-1 Huey và AH-64 Apache thay thế cho AH-1 Cobra. Những thiết kế mới không những hiệu quả mà còn an toàn hơn, và tất nhiên là đắt hơn. Kết quả là rất rõ ràng, khi mà số vụ tai nạn giảm từ hơn 1000 trong những năm 90 xuống còn dưới 200 một năm như hiện nay. Và trong trường hợp xảy ra tai nạn, khả năng sống sót của phi hành đoàn cũng cao hơn nhiều.
Trong chiến tranh, trực thăng hiện nay cũng an toàn hơn. Từ 2003, quân đội Mỹ tổn thất khoảng 70 trực thăng. Trong thời kì cao điểm, 2005-2007, bình quân mỗi tháng trực thăng bị nhắm bắn 100 lần, với khoảng 17 lần bắn trúng. Nhưng chỉ một số rất ít có thể bắn hạ. Trong chiến tranh Việt Nam, có 2076 trực thăng rơi trong chiến trận và 2566 vì tai nạn. Tại VN, trực thăng Mỹ thực hiện khoảng 36 triệu phi vụ với 20 triệu giờ bay. Nói chung, trong chiến tranh VN, khả năng một chiếc trực thăng bị bắn hạ cao gấp đôi tại Iraq hiện nay.
Có thể kể đến 2 nguyên nhân chính, kỹ thuật và chiến thuật. Trực thăng hiện nay có thiết kế vững chắc hơn, cho phép nó vẫn bay được khi bị bắn trúng, và nếu không thể bay được, nó vẫn sẽ có thể đáp xuống thay vì rơi. Một nhân tố quan trọng có lẽ là việc trực thăng ngày nay sử dụng động cơ kép thay vì một động cơ như các thế hệ trước. Về mặt chiến thuật, Việt Nam là chiến trường đầu tiên mà trực thăng được sử dụng với quy mô lớn, từ đó nhiều bài học kinh nghiệm đã được rút ra và người ta đã phát triển nhiều chiến thuật mới cho phép giảm thiểu khả năng trực thăng bị bắn trúng. Những chiến thuật, kỹ thuật mới xuất hiện đặc biệt nhanh nếu đang trong thời chiến.
Ví dụ như ở Iraq, con số tổn thất giảm từng năm, kể từ 2003, trong khi số giờ bay lại tăng lên, từ 240,000 giờ năm 2005 lên 400,000 năm 2007.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment