7.12.08

JDAM tròn một con giáp


Cho tới nay, Mỹ đã sản xuất hơn 200,000 bom JDAM (bom điều khiển bằng GPS). Khoảng 24,000 trái đã được sử dụng trong chiến đấu, và cũng chừng đó trong luyện tập. Chính xác thì JDAM gồm một bộ điều khiển được gắn một một quả bom thông thường. Có tất cả 5 model được sản xuất, trong đó loại mới nhất có trang bị thêm bộ dẫn đường bằng laser. Ngoài Không lực và Hải quân Mỹ, JDAM còn được xuất khẩu sang các nước đồng minh. Nga và TQ cũng sản xuất những mẫu của mình, nhưng không sản xuất và sử dụng nhiều.

JDAM mới bắt đầu được sản xuất 12 năm trước với quy mô 750 quả 1 tháng trước khi tăng lên 2,000. Tới năm 2003, Không lực mới có 17,000 và muốn có một lượng dự trữ ít nhất 40,000. Hiện nay mức dự trữ mới đang được xây dựng.

Các chỉ huy quân sự trên thế giới vẫn đang tiếp tục tìm hiểu những ảnh hưởng sâu sắc của JDAM lên cách thức tác chiến. Nước Mỹ hiện đang sở hữu phần lớn các loại vũ khí dùng định vị vệ tinh và có khả năng ngăn chặn các nước khác sử dụng vì hiện GPS là hệ thống vệ tinh định vị duy nhất hoạt động đầy đủ, bao phủ toàn bộ bề mặt trái đất.

JDAM khiến cho hỏa lực của không quân chính xác hơn rất nhiều, cho phép giảm thiểu số bom cần thiết để tấn công một mục tiêu hàng chục lần, kéo theo đó là giảm số máy bay, số nhân lực cần thiết. Từ đó khiến cho lực lượng tác chiến trở nên gọn nhẹ, linh hoạt hơn. JDAM cũng làm giảm thương vong cho dân thường, và hỗ trợ tốt hơn cho bộ binh.

Bom có điều khiển đã bắt đầu xuất hiện từ cuồi Thế chiến thứ 2, chúng chưa thật sự có tác động lớn cho tới khi bom dẫn bằng laser xuất hiện vào những năm 60. Một thập kỷ sau, bom điều khiển bằng TV ra đời. Nhưng những loại này rất đắt, có thể tới $100,000. Cho đến Chiến tranh Vùng Vịnh 1991, chỉ có 16% trong sồ 250,000 quả bom được thả là bom có điều khiển. Nhưng chúng lại chiếm tới 75% số thiệt hại gây ra cho đối phương. Nhưng vũ khí điều khiển bằng laser vẫn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, môi trường (sương mù, khói, mưa, bão cát). Người ta vẫn cần một giải pháp toàn diện.

Vào năm 1991, hệ thống GPS mới bắt đầu hoạt động. Trước khi JDAM ra đời, đã có ý tưởng về loại vũ khí tương tự, nhưng không ai dám chắc nó có thể hoạt động không. Tới khi các kỹ sư thật sự bắt tay vào chế tạo, người ta mới thấy rằng nó không chỉ khả thi mà còn rẻ chưa bằng 1 nửa giá ước tính, $18,000 so với $40,000. Hiện nay giá là $26,000 do sử dụng công nghệ hiện đại hơn, độ tin cậy cao hơn.

Vậy là năm 1996, JDAM bắt đầu được sản xuất. Và nó được sử dụng lần đầu vào năm 1999 tại Kosovo. Thật ngạc nhiên là tới 98% trong số 652 JDAM đánh trúng mục tiêu.

Năm 2001, JDAM làn vũ khí lý tưởng để hỗ trợ cho vài trăm lính đặc nhiệm Mỹ ở Afghanistan. Tới tháng 1/2002, Mỹ đã thả một nửa, 10,000 JDAM, trong tổng số dự trữ của họ ở Afghanistan.

6500 JDAM được sử dụng trong chiến dịch xâm lăng Iraq năm 2003. Nhưng từ đó việc sử dụng JDAM không còn nhiều như trước, chủ yếu vì lục quân đã có những vũ khí định vị vệ tinh riêng của mình như pháo, rocket điều khiển.

Hiện Mỹ sản xuất 3,000 JDAM một tháng với mục tiêu xây dựng mức dự trữ 200,000 đơn vị. TQ, Nga, và châu Âu vẫn đang ráo riết hoàn thiện hệ thống định vị vệ tinh của riêng mình.

No comments: